Ấn định mức lương tối thiểu năm 2023

Ai kiểm soát và mức phạt cao đến mức nào?

Với một số trường hợp ngoại lệ được quy định trong Đạo luật Lương tối thiểu (MiLoG) nêu ở trên, mức lương tối thiểu theo luật định áp dụng cho tất cả lao động trưởng thành ở Đức. Trên thực tế, vào năm 2018, có tới 3,8 triệu nhân viên nhận được mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu, vào thời điểm đó là 8,84 Euro mỗi giờ.

Chủ lao động thường sử dụng thủ thuật lách luật theo nhiều cách khác nhau

Ví dụ: Thời gian chuẩn bị công việc không được trả lương, hoặc chi phí đồ dùng phục vụ cho công việc khấu trừ vào tiền lương. Làm thêm giờ không được trả lương và ngay cả khi lao động làm việc đó một cách tự nguyện.

Trách nhiệm của hải quan phát hiện những vi phạm đó

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra theo định hướng rủi ro. Biện pháp “kiểm tra lao động lậu Schwarzarbeit” cho phép cơ quan chức năng vào khu vực kinh doanh của người sử dụng lao động, ghi lại thông tin cá nhân và thực hiện các cuộc kiểm tra cá nhân đối với người lao động. Người sử dụng lao động không chỉ phải chấp nhận kiểm tra mà còn phải tích cực hợp tác. Ví dụ, hải quan có thể yêu cầu cung cấp các tài liệu kinh doanh như hợp đồng lao động, phiếu lương, bảng chấm công, lịch làm việc hoặc văn bản thỏa thuận về tài khoản thời gian làm việc.

Nếu bị Cơ quan kiểm soát tài chính đối với lao động lậu (FKS) hoặc trong quá trình kiểm tra thuế Betriebsprüfung, phát hiện lao động lậu, công ty sẽ phải chịu mức phạt lên tới 500.000 Euro. Vi phạm trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tiền lương tối thiểu phát hiện được trong quá trình kiểm tra, chẳng hạn như không ghi lại giờ làm việc, có thể bị phạt tới 30.000 Euro. Các doanh nghiệp bị phạt ít nhất 2.500 Euro cũng có thể bị loại khỏi quy trình đấu thầu các hợp đồng mua sắm công, trong vòng từ ​​ba đến năm năm với điều kiện hành vi vi phạm được lưu giữ trong sổ đăng ký kinh doanh Gewerbezentralregister.

Một rủi ro tài chính khác: Người lao động có quyền đòi chủ lao động bồi thường khi vi phạm luật tiền lương tối thiểu có hiệu lực tối đa ba năm. Bất kể người lao động có khởi kiện hay không, người sử dụng lao động bị kết án trong mọi trường hợp đều phải đóng thêm tiền bảo hiểm cho công ty bảo hiểm xã hội tính trên số tiền lương chưa trả đủ mức lương tối thiểu, cả phần đóng góp của chủ lao động lẫn của người lao động.

Tăng lương tối thiểu dẫn tới tăng giới hạn lương làm thêm Minijob như thế nào?

Với việc tăng lương tối thiểu theo luật định vào năm 2022, giới hạn mức lương công việc nhỏ cũng được tăng từ 450 Euro lên 520 Euro. Cơ quan lập pháp đã quy định rằng giới hạn thu nhập làm thêm gắn liền với mức lương tối thiểu. Nói một cách cụ thể, có nghĩa là mỗi lần tăng lương tối thiểu, giới hạn lương làm thêm cũng được điều chỉnh tăng lên.

-Vào năm 2024, giới hạn dự kiến ​​​​sẽ tăng lên 538 Euro mỗi tháng.

-Vào năm 2025, sẽ tăng tiếp lên 556 Euro, với điều kiện khuyến nghị của Ủy ban tiền lương tối thiểu được thực hiện như đề xuất.

Hình phạt trong từng trường hợp là gì?

Tùy thuộc vào từng trường hợp, có thể bị phạt tới 500.000 euro hoặc thậm chí phạt tù lên đến mười năm. Tuy nhiên, trên thực tế, tiền phạt thường không cao như trong luật định. Ngoài tiền phạt hoặc phạt tù, yêu cầu truy thu hoặc trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh. Ví dụ, liên quan đến trách nhiệm của người sử dụng lao động hoặc người chuyển giao lao động đối với chi phí trục xuất của người nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Hoặc trong trường hợp tổ chức bảo hiểm tai nạn yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn liên quan đến người lao động không khai báo. Yêu cầu truy đòi mở rộng hoặc yêu cầu trách nhiệm pháp lý cũng có thể phát sinh, ví dụ, trong quá trình công ty chuyển giao lao động chịu trách nhiệm về các khoản đóng góp an sinh xã hội. Dưới đây là một vài ví dụ về các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra do làm việc không khai báo và làm việc bất hợp pháp cũng như các biện pháp trừng phạt tương ứng:

-Không đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên: Phạt tiền lên tới 25.000 euro.

-Giữ lại các khoản đóng góp an sinh xã hội (phần đóng góp của người sử dụng lao động). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, phạt tiền hoặc phạt tù lên đến mười năm.

-Kinh doanh bất hợp pháp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hoặc làm việc trên quy mô đáng kể. Phạt tiền lên tới 50.000 euro.

-Hành nghề trái phép liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hoặc công việc ở một mức độ đáng kể. Phạt tiền lên tới 50.000 euro.

-Ủy quyền sử dụng lao động không khai báo: Phạt tiền lên đến 50.000 euro.

-Trốn thuế liên quan tới lao động, do cẩu thả: Phạt tiền lên đến 50.000 euro.

-Trốn thuế liên quan tới lao động, có chủ đích: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, phạt tiền hoặc phạt tù lên đến mười năm

Luật lương tối thiểu quy định chủ lao động phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt nào ?

Việc tuân thủ Luật Lương tối thiểu MiLoG đi kèm với các yêu cầu nghiêm ngặt về tài liệu đối với các công ty , đặc biệt đối với chủ lao động, tuyển dụng lao động, làm thêm hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực quy định tại Điều §2a Luật chống lao động lậu SchwarzArbG:

-Ngành giao thông vận tải hàng hóa.

-Các công ty tham gia xây dựng, tháo dỡ hội chợ, triển lãm thương mại.

Theo Điều §17 Luật Lương tối thiểu MiLoG, người sử dụng lao động có liên quan phải ghi chép lại kịp thời thời điểm bắt đầu, kết thúc và thời lượng giờ làm việc hàng ngày của tất cả nhân viên. Hồ sơ phải đầy đủ và được lưu giữ ít nhất hai năm chậm nhất là vào cuối ngày thứ bảy sau ngày thực hiện công việc.

Hình thức mà người sử dụng lao động ghi lại giờ làm việc, luật không quy định. Về nguyên tắc, chủ lao động cũng được phép hướng dẫn nhân viên ghi lại giờ làm việc một cách độc lập. Hồ sơ phải đảm bảo thông tin đầy đủ và chính xác.

Trách nhiệm ghi chép hồ sơ được miễn áp dụng nếu nhân viên nhận được tổng mức lương hàng tháng ổn định, đều đặn trên 4.176 Euro. Đối với những nhân viên mức lương trên 2.784 Euro và đã nhận mức lương này như một mức lương ổn định từ cùng một chủ lao động trong 12 tháng qua, giờ làm việc cũng không cần phải ghi lại. Điều tương tự cũng áp dụng đối với vợ/chồng, bạn đời đã đăng ký ở chung cũng như con cái và cha mẹ của người sử dụng lao động làm việc trong một công ty hoạt động trong ngành được quy định tại Điều §2a SchwarzArbG.

Lưu ý: Trách nhiệm của chủ lao động kinh doanh trên lĩnh vực chuyển giao lao động

Các doanh nghiệp cấp lao động chuyển giao (tổng thầu) cho các công ty khác, phải chịu trách nhiệm về mức lương tối thiểu giống như một người bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp. Điều §13 MiLoG và Điều § 14 Luật Chuyển giao lao động AEntG quy định trách nhiệm của tổng thầu đối với các hành vi vi phạm mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp nhận lao động chuyển giao (khách hàng nhận lao động chuyển giao).

Trách nhiệm pháp lý của khách hàng được áp dụng bất kể lỗi nào, tức là ngay cả khi khách hàng không trả đúng mức lương tối thiểu do sơ suất hoặc không đủ khả năng. Điều vi phạm này có thể dẫn đến các vụ kiện dân sự của người lao động đòi phải trả đúng lương tối thiểu. Họ có thể liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp chuyển giao lao động để yêu cầu mức lương tối thiểu mà không cần phải thực hiện hành động pháp lý đối với chủ sử dụng lao động.