19C Hoàng Diệu Ba Đình Hà Nội Là Cơ Quan Nào
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tí (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam). Gia đình ông có bảy anh em thì một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân và hai người đỗ tú tài trong các kì thi dưới thời vua Tự Đức.
Cao đẳng Y Hà Nội ở Mỹ Đình có những khoa đào tạo nào?
Tính đến năm 2022, trường Cao đẳng Y Hà Nội chính thức có 3 khoa chuyên ngành trực thuộc là khoa Dược, khoa Điều dưỡng và khoa Chăm sóc sắc đẹp. Cả 3 chuyên ngành đều là thế mạnh đào tạo của trường. Trong đó khoa Chăm sóc sắc đẹp trường Cao đẳng Y Hà Nội là đơn vị đầu tiên đào tạo chính quy bậc cao đẳng chuyên ngành này tại Việt Nam.
Với phương châm đào tạo “Thực học – Thực hành – Thực nghiệp” được định hướng và hướng nghiệp sớm cho thí sinh và sinh viên ngay từ đầu, trường luôn chú trọng phát huy khả năng ứng dụng thực tiễn, tập trung rèn y đức và tay nghề của sinh viên. Định hướng đào tạo của Nhà trường là chủ động gắn kết chặt chẽ chương trình giảng dạy với nhu cầu phát triển và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng. Với những nỗ lực đó, trường Cao đẳng Y Hà Nội luôn là TOP 3 trường cao đẳng đào tạo khối ngành chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ làm đẹp tốt nhất Việt Nam trong suốt một thập niên qua.
Tuyển sinh hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng Y Hà Nội
Hằng năm, trường Cao đẳng Y Hà Nội vẫn luôn duy trì hoạt động tuyển sinh theo chương trình tuyển sinh Đại học – Cao đẳng quốc gia của Bộ Giáo dục. Theo đó, trường sẽ thực hiện tuyển sinh song song với kỳ thi THPTQG theo hình thức xét tuyển với 2 phương thức chính là xét điểm thi THPTQG và xét học bạ.
Cụ thể, các bạn học sinh khi có nguyện vọng đăng ký tuyển sinh tại trường cần thực hiện những điều sau:
– Theo dõi các nền tảng truyền thông của Nhà trường (như website, fanpage) để cập nhật thông báo tuyển sinh.
– Nắm rõ các thông tin trong thông báo tuyển sinh, đặc biệt là thời gian đăng ký, nhận hồ sơ xét tuyển và điều kiện xét tuyển.
– Hoàn thành hồ sơ xét tuyển và nộp về nhà trường đúng thời hạn.
– Cuối cùng là chờ đợi thông báo xét tuyển từ phía Nhà trường.
Với 2 phương thức xét tuyển, sinh viên có thể lựa chọn xét học bạ hoặc xét điểm thi THPTQG. Điểm sẽ được lấy từ trên xuống đến khi đạt chỉ tiêu. Cụ thể, điều kiện xét điểm từng phương thức xét tuyển như sau:
Xét học bạ: Điểm tổng kết cuối năm học lớp 10 + cuối năm học lớp 11 + học kì 1 lớp 12 + Điểm ưu tiên >= 16,5 điểm.
Bạn đã sẵn sàng trở thành một tân sinh viên của trường Cao đẳng Y Hà Nội chưa?
Chân dung Tổng đốc Hoàng Diệu - Tranh tư liệu
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam).
Từ năm 1879 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay giặc.
Sau khi đại uý quân đội Pháp Garnier cùng một phần toán binh sĩ chiếm thành Hà Nội trúng mưu Tôn Thất Thuyết và Hoàng Tá Viêm, rơi vào ổ phục kích và tử trận, liệu đường không giữ nổi những vùng đất Bắc đã chiếm đóng được, Pháp buộc phải kí hoà ước trả lại thành Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định cho Việt Nam. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ nguyên dã tâm tiến quân tái chiếm Hà Nội.
Việc trấn giữ thành Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp bách, khó khăn và nguy hiểm. Nhiệm vụ ấy được vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu – một vị quan được đánh giá là thanh liêm, chính trực, hết lòng hết sức vì nước vì dân và từng lập được nhiều quân công.
Được phong làm Tổng đốc Hà Ninh, vừa ra đến Hà Nội, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào việc xây dựng, sửa chữa và củng cố thành luỹ, huấn luyện binh sỹ sẵn sàng nghênh địch.
Nhận thấy lực lượng trấn thành binh mỏng, vũ khí thô sơ, Hoàng Diệu nhiều lần dâng sớ xin triều đình chi viện. Nhưng khi ấy, Pháp đã chiếm gọn Nam Bộ, triều đình ở Huế hoảng loạn, nội tình mâu thuẫn rối ren, phe chủ bại lấn lướt phe chủ chiến. Bởi vậy, sớ dâng của Hoàng Diệu không được hồi âm.
Lấy cớ ta không tôn trọng hiệp ước năm 1874 vì đã giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng Hà và cấm đạo, Thống đốc Hải quân Pháp, Đại tá Henry Rivière cho mấy tàu chiến cùng 4000 quân ra đóng tại Đồn Thủy (trên bờ sông Hồng Hà phía Đông nằm sát Hà Nội) và cho quân lính đi phá rối, hăm dọa trên các đường phố.
Lúc bấy giờ, các quan xung quanh Hoàng Diệu có Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá, và Lãnh binh Lê Trực. Tất cả đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với thành.
Thấy rõ triều đình Huế đã rệu rã tinh thần chiến đấu, ngày 25/4/1882, đại tá Henri Rivière nghênh ngang cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hoàng Diệu tự phá hệ thống phòng thủ trong thành, giải giới binh sĩ và đúng 8 giờ, các vị quan trên dưới trong thành phải ra trình diện, tạo điều kiện để quân Pháp vào thành “kiểm kê”.
Để tránh thương vong, Hoàng Diệu phái quan Án sát Tôn Thức Bá đi điều đình. Nhưng Henri Rivière không hề đếm xỉa tới. Đúng 8h15 phút, không thấy các quan thủ thành ra trình diện, Henri Rivière hạ lệnh cho các tàu chiến nã pháo vào thành yểm trợ cho quân binh đổ bộ chiếm thành.
Thấy quân Pháp nã pháo vào thành, Tôn Thức Bá hoảng sợ trốn chạy. Sau đó, người này thân tìm đến nơi quân Pháp đồn trú xin thông báo tình hình trong thành hòng mong được người Pháp đoái công. Không những thế, y một mặt dâng sớ lên Vua Tự Đức đổ tội cho Hoàng Diệu, một mặt xin với giặc cho y làm Tổng Đốc Hà Ninh.
Một trận kịch chiến xảy ra từ sáng đến trưa. Quân ta, dưới quyền chỉ huy của Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu, giết chết hàng trăm tên giặc
Cuộc chiến đang ác liệt thì bất ngờ kho thuốc súng nổ, lửa bốc cháy ngùn ngụt. Đám cháy càng lan rộng, tinh thần quân Việt càng hoang mang, hàng ngũ càng rối loạn. Quân giặc thừa cơ bắc thang trèo vào, phá cổng thành phía tây rồi ồ ạt kéo vào như nước chảy.
Trong vòng khói lửa ngợp trời ấy, Hoàng Diệu, tay vẫn cầm thanh kiếm tuốt trần, hăng hái xông pha trong mưa đạn.
Dù quyết tâm bảo vệ thành, nhưng trước thế tấn công như vũ bão của quân Pháp và lực lượng quân triều đình ngày càng mỏng hơn, cuối cùng, Hoàng Diệu đành hạ lệnh cho quân lính giải tán để tránh thương vong.
Còn lại một mình, Hoàng Diệu quay vào hành cung cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Trong bức di biểu, Hoàng Diệu viết:
“Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng...”
Sau đó, Hoàng Diệu đi thẳng đến cửa Võ Miếu, cởi chiếc khăn đang bịt trên đầu, treo mình lên cành cây trước miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ. Khi ấy, ông mới 54 tuổi .
Khâm phục trước tấm gương quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu thà chết chứ không chịu luồn mình dưới chân giặc, nhân dân và sĩ phu Hà thành lập bàn thờ ông bên cạnh vị quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa.
Tôn Thất Thuyết – một đại thần nổi tiếng theo đường lối chống Pháp – thương tiếc Hoàng Diệu mà viết lên đôi câu đối:
“Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm”
“Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước
Bình sinh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm”.
Ngày nay, tên của ông được chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội đặt cho con đường rất đẹp chạy phía tây thành cổ, song song với phố Nguyễn Tri Phương. Bàn thờ ông cũng được lập bên cạnh bàn thờ quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương trên vọng lâu Bắc Môn. Quanh người dân khắp nơi đều tới thắp nhang tri ân hai vị anh hùng quên mình vì thành Hà Nội.
Tượng thờ Tổng đốc Hoàng Diệu trên vọng lâu Bắc Môn - Ảnh: Chinhphu.vn
Đôi nét về thành Hà Nội thời Nguyễn
Thành Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của thành qua bao thế kỷ. Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn.
Khi nhà Nguyễn được thành lập, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Mất vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế… các công trình trong Hoàng thành cũng phải thay đổi quy mô.
Năm 1805, Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Năm 1831, Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội.
Năm 1803, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ có từ các triều đại trước đã bị hư hại nhiều, xây lại theo kiến trúc của Pháp bằng đá tảng và gạch nung rất kiên cố, nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương triều trước.
Năm 1848, Vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên…
Các công trình trong thành được bố trí kế thừa những di tích xưa: Chính giữa vẫn là điện Kính Thiên. Thềm điện Kính Thiên cao ba cấp, có chạm những con rồng bằng gỗ. Gần điện có Hành Cung là nơi vua ngự mỗi khi kinh lý Bắc thành. Từ điện Kính Thiên đi ra là Đoan môn, cấu trúc gồm ba cửa trong đó cửa chính giữa dành cho nhà vua, hai cửa nhỏ dành cho các quan lại. Đàn Xã Tắc để tế trời đặt bên trái ngoài Đoan Môn cùng một Đình bia ghi công trạng của vua Gia Long…
Tuy nhiên, Hoành thành lại bị hứng chịu lần tàn phá cuối cùng khi quân Pháp tấn công Hà Nội vào cuối thế kỉ XIX. Quân Pháp vào chiếm đóng, điện Kính Thiên bị phá để xây nhà chỉ huy pháo binh, Đoan Môn bị sửa biến thành trại lính.
Đến năm 1893, thực dân Pháp lại quyết định phá bỏ toàn bộ tường thành. Trong 62 năm (từ 1892 đến 1954) đóng quân, quân Pháp đã biến Thành cổ Hà Nội thành một khu quân sự, một trại lính. Hầu như tất cả các công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc phá bỏ lấy đất, gạch xây các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho tàng…
Dấu vết còn lại đến hôm nay là Kỳ Đài (Cột Cờ), Đoan Môn, nền điện Kính Thiên và Bắc Môn (Cửa Bắc) - cửa duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn, vẫn mang hoài dấu vết của đạn đại bác của Pháp bắn từ tàu chiến trên sông Hồng, khi họ tấn công phá thành vào năm 1882, thời của Tổng đốc kiên trung Hoàng Diệu…