Tiệm Nail Đường Nguyễn Việt Hồng Cần Thơ
Tiệm nails em khu Mỹ trắng, khách lịch sự và dễ chịu, nằm giáp ranh giữa thành phố Hurst, Keller, Colleyville và South Lake, cách chợ Hiệp Thái - Arlington 25 phút, cách FW 20 phút. Tiện cho thợ ở Keller, Wataga và Hampton City, khách dễ chịu, tiền típ cao ($350-$500/tuần) giá
Mở tiệm nail cần bao nhiêu tiền là đủ?
Mở một tiệm Nail cần bao nhiêu tiền sẽ còn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn. Như đã phân tích ở trên, vốn đầu tư ban đầu sẽ dao động từ 70 – 200 triệu đồng. Ngoài ra, bạn sẽ phải có thêm chi phí dự trù hằng tháng khoảng 15 – 30 triệu đồng để duy trì hoạt động của tiệm.
Bạn cũng thấy một trong những đề mục chiếm nhiều chi phí nhất đó chính là các dụng cụ làm Nail (chiếm 40% số vốn). Do đó, để tiết kiệm được phần này, cũng như mua được sản phẩm chất lượng, đòi hỏi bạn phải tìm được một nhà phân phối dụng cụ Nail lớn và uy tín.
Lilian Beauty tự hào là một trong những đơn vị phân phối phụ liệu Naillớn và uy tín tại TP.HCM. Tại đây, chúng tôi có đầy đủ các dụng cụ, sản phẩm với nhiều thương hiệu cùng mức giá hấp dẫn để bạn dễ dàng lựa chọn. Kèm theo đó còn có những chính sách ưu đãi, chiết khấu về giá cực tốt khi mua với số lượng lớn, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Liên hệ ngay với Lilian Beauty để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé!
Mở tiệm Nail cần bao nhiêu tiền? Chắc hẳn bạn cũng đã tính toán được cho cửa hàng của mình rồi đúng không nào? Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được bạn trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh nhé!
Hotline tư vấn sản phẩm: 0937.28.77.52Website: lilianbeauty.vn
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Những yếu tố cấu thành nên vốn tiệm Nail
Mặt bằng là yếu tố quan trọng để cửa tiệm của bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng. Do đó, nên ưu tiên chọn những vị trí gần khu dân cư, chợ hoặc trong hẻm nhưng dễ nhìn và dễ tìm. Nếu nguồn vốn không nhiều, tránh chọn những nơi ở mặt đường lớn.
Để ngân sách được cân đối thì chi phí cho mặt bằng chỉ nên chiếm từ 10 – 14% trong tổng số vốn (8 – 15 triệu đồng/ tháng).
Ghi chú: Nếu bạn làm tiệm Nail ngay tại nhà thì bỏ qua khoảng chi phí thuê mặt bằng nhé!
Muốn thu hút khách hàng hiệu quả thì cửa tiệm của bạn không thể thiếu một bảng hiệu quảng cáo. Tại đây sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin như: thương hiệu, dịch vụ, logo, số điện thoại, địa chỉ,…
Bảng hiệu rất cần thiết nhưng ta không nên chi quá nhiều tiền vào phần này, chỉ khoảng 8 – 12% (6 – 14 triệu đồng).
Menu bảng giá có thể sử dụng loại giấy in màu, sau đó đóng thành trụ mica cứng để tiết kiệm chi phí, thay vì làm thành quyển. Card visit cần in khoảng 4 – 5 hộp, voucher khoảng 100 – 200 tờ (tùy thuộc vào chương trình bạn dự định triển khai).
Chi phí cho khoản này chỉ nên chiếm khoảng 0.5 – 1% (800 nghìn đồng – 2 triệu đồng).
Tùy vào không gian của tiệm nail mà bạn có thể lựa chọn mẫu kệ tủ đựng sơn phù hợp. Nếu diện tích hạn hẹp, nên ưu tiên kệ dạng treo. Chất liệu tủ có thể là gỗ, nhựa hoặc kim loại dựa trên ý tưởng thiết kế mà bạn hướng tới.
Chi phí để trang bị kệ tủ Nail chiếm khoảng 2 – 8% (2 – 12 triệu đồng)
Các dụng cụ Nail cơ bảnlà điều yếu tố không thể thiếu khi mở tiệm nail. Đây cũng là khoảng chi phí khá lớn trong tổng số vốn. Nếu muốn có đầy đủ các dụng cụ, thông thường bạn sẽ tốn khoảng 40% số vốn (25 – 50 triệu đồng). Để tránh lãng phí, ta không nên mua quá nhiều mẫu sơn, chỉ ưu tiên các màu sắc thông dụng.
Về máy móc làm Nail gồm có 3 loại: máy hơ Gel (đèn Led), máy mài móng, máy sấy. Giá thành trung bình của mỗi loại sẽ khoảng 3 – 6% (600 ngàn đồng – 3 triệu đồng/ máy).
Ghế ngồi làm Nail có nhiều kiểu dáng đa dạng. Thông thường sẽ chia ra là: ghế ngồi làm móng chân và ghế làm ngồi móng tay.
Với ghế ngồi làm móng tay, bạn chỉ cần chọn loại đơn giản, có lưng tựa phía sau là được. Đối với ghế ngồi làm móng chân, nên ưu tiên chọn mua bộ ghế Spa Pedicure, bao gồm ghế và chậu ngâm. Đặc biệt, loại ghế này đã được thiết kế phù hợp dựa trên tư thế và vị trí làm móng, giúp cho thợ Nail dễ dàng thao tác..
Trong trường hợp bạn có thiết kế độc đáo hơn, thì có thể bố trí bục ngồi cho khách cao hơn nền nhà khoảng 25 – 40cm. Trên bục sẽ đặt ghế salon, bồn rửa hoặc chậu ngâm.
Chi phí để mua ghế Nail khoảng 14 – 30% (8 – 16 triệu/ bộ). Bao gồm: ghế, chậu ngâm, vòi nước, bục kê, ghế đôn cho nhân viên.
Bàn làm Nail được sử dụng đối với khách muốn làm móng tay. Với cách bố trí riêng biệt này sẽ giúp cho thợ Nail thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện. Bạn nên sử dụng mặt bàn với chất liệu đá cẩm thạch hoặc kính cường lực, giúp tạo độ sáng cho không gian và dễ dàng vệ sinh.
Chi phí bàn làm nail (loại nhỏ cho 1 khách) sẽ dao động từ 800 ngàn đồng – 3.2 triệu đồng/ bàn.
Một tiệm nail có cách bài trí bắt mắt sẽ giúp thu hút và tạo ấn tượng cho khách hàng ngay từ lần chạm mắt đầu tiên. Đa phần khách hàng sẽ không lựa chọn những nơi có cách bài trí sơ sài hoặc tông màu kém sang.
Việc trang trí sẽ phù thuộc vào mặt bằng và phong cách thiết kế bạn hướng tới. Các hạng mục cơ bản sẽ gồm các mục sau: tháo dỡ hiện trạng, sơn tường, ốp gạch, vách ngăn (nếu có), đi hệ thống điện nước,…
Chi phí ở mục cải tạo và trang trí khoảng 10 – 25% (12 – 35 triệu đồng).
Ngoài các khoản mục quan trọng bên trên, ta còn cần lưu tâm đến những đồ phụ trợ như sau:
Nếu mở một tiệm nail có quy mô lớn, bạn cần tuyển nhiều thợ có kỹ năng tốt. Với quy mô nhỏ, bạn có thể cân nhắc tuyển thêm nhân viên trong trường hợp số lượng khách bắt đầu tăng, để giảm chi phí nhân công ban đầu.
Chọn người học việc để làm các công việc phụ, còn phần chính thì dành cho người có tay nghề lâu năm. Chi phí nhân công này sẽ khoảng 5 – 10 triệu đồng/ người.
Việc có đồng phục hay tạp dề làm Nail sẽ giúp khách hàng thấy được sự chỉn chu, chuyên nghiệp từ cửa tiệm. Ngoài ra, đây còn là cách để khách có thêm nhiều dấu ấn trong trí nhớ về thương hiệu Nail của bạn.
Một bộ đồng phục (hoặc tạp dề Nail) sẽ có giá khoảng 150 – 650 ngàn đồng.
Bên cạnh những chi phí kể trên, bạn cần dự trù một khoản phí khác như: lắp đặt Camera, Internet, điện, nước, rác,…Phần này cộng lại dao động từ 5 – 12 triệu đồng.