Các địa điểm tại địa chỉ này (4)

Giới thiệu về phường Trung Liệt

Trung Liệt là một trong những phường thuộc quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Phường được thành lập năm 1930, trải qua nhiều chặng đường phấn đấu đi lên, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và đất nước, đến nay phường Trung liệt đã là một tập thể vững mạnh với bề dày thành tích về những đóng góp vì sự nghiệp chung.

Nằm giao giữa Phố Đặng Tiến Đông và Tây Sơn là di tích Gò Đống Đa nổi tiếng thờ Vua Quang Trung. Bên trong khu vực này có đến thờ Quang Trung cùng di tích Gò Đống Đa và Công viên văn hóa Đống Đa. Gần đó có trường Đại học Thủy Lợi xung quang khu vực này được phủ xanh bởi các hàng cây có tuổi đời lên đến cả chục năm. Phố Chùa Bộc có hệ thống trường liên tuyến từ mẫu giáo đến lớp 12 TH school, 1 trường đại học là Học viện Ngân Hàng. Đặc biệt tuyến phố Chùa Bộc là thiên đường mua sắm quần áo, phụ kiện đối với các sinh viên quanh khu vực này, mẫu mã ưa nhìn và giá cả phải chăng.

Khu vực này từng có hệ thống Parkson tuy nhiên việc kinh doanh và cho thuê các gian hàng ở đây giá cao sau một thời gian vận hành không có lợi nhuận kiến cho dân buôn đã rút khỏi đầu tư tại trung tâm này. Một số tòa nhà ở đây như: Eurowindow Office Buiding và Viet Thai Ha Tower.

Phường Trung Liệt nằm ở gần trung tâm của quận Đống Đa, giáp với nhiều phường khác ở quận Đống Đa và quận Ba Đình:

Phường Trung Liệt có diện tích 0,76 km², dân số năm 1999 là 21.668 người, mật độ dân số đạt 28.511 người/km².

Phường Trung Liệt có mật độ dân cư đông đúc, tập trung cả ở mặt đường chính và trong ngõ. Đặc biệt, khu vực này con có nhiều trường Đại Học lớn như: Học Viện Ngân Hàng, Đại Học Thủy Lợi,… tập trung nhiều sinh viên học tập và làm việc trên địa bàn. Chưa kể, phường Trung Liệt còn tập nhiều dân văn phòng, kinh doanh, buôn bán từ nhiều tỉnh thành hay ở các quận ngoại thành Hà Nội.

Các tuyến phố chính Thái Hà, Chùa Bộc của phường Trung Liệt được quận Đống Đa chọn làm tuyến đường trọng điểm về ANCT. Vì thế, công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị của khu vực luôn được đảm bảo. Đồng thời, việc tận dụng triệt để hệ thống camera giám sát của nhà dân, tình trạng trộm cắp trên địa bàn giảm đáng kể.

Giao thông đi lại thuận tiện khi tiếp giáp với nhiều tuyến đường lớn như Thái Hà - Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng. Việc di chuyển đến các địa điểm, khu vui chơi và tiện ích khác trong khu vực dễ dàng. Đồng thời, các tuyến đường chính tại Chùa Bộc, Thái Hà đều là các tuyến đường hai chiều nên lưu lượng xe cộ, di chuyển ổn định.

+ Qua 70M Ngã Ba Đặng Tiến Đông – Hoàng Cầu (Đi Xã Đàn): 30,50

+ Qua 50M Ngã Ba Đặng Tiến Đông – Hoàng Cầu (Đi Thái Hà): 18,30,50

+  3 Thái Hà - Bể Bơi Thái Hà: 12,26,35A,84

+ 251 Chùa Bộc: 12,18,21A,21B,23,26,35A,44,51

+ Đại Học Thuỷ Lợi - 175 Tây Sơn (Cột Sau): 09B,09BCT,18,51

+ 290 Tây Sơn: 01,02,09B,09BCT,18,21A,21B,44,51,84

+ Số 49E Chùa Bộc: 12,18,21A,21B,23,26,35A,44,51.

Các tuyến đường chính – phụ và khung giá đất

+ Thái Hà - Đất ở đô thị - giá từ 24,4 triệu/m2 đến 69,6 triệu/m2

+ Hoàng Cầu  - Đất ở đô thị - giá từ 18,8 triệu/m2 đến 49,4 triệu/m2

+ Tây Sơn - Đất ở đô thị - giá từ 24,4 triệu/m2 đến 65 triệu/m2

+ Chùa Bộc - Đất ở đô thị - giá từ 24,4 triệu/m2 đến 70 triệu/m2

+ Trung Liệt - Đất ở đô thị - giá từ 14,3 triệu/m2 đến 35,8 triệu/m2

+ Đặng Tiến Đông - Đất ở đô thị - giá từ 15,7 triệu/m2 đến 40,2 triệu/m2

Theo chia sẻ của các chuyên gia, bất động sản tại phường Trung Liệt bỗng dưng sôi động hơn hẳn dù đang trong giai đoạn phòng chống Covid. Lý do bởi UBND TP Hà Nội vừa ra quyết định về việc đầu tư, xây dựng hoàn thiện nút thắt giao thông Chùa Bộc - Thái Hà. Quy hoạch góc 1/4 nút giao từ học Học Viện Ngân hàng đến cổng đại Học Công Đoàn. Dự án gồm các hạng mục: nền, mặt đường, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè,…

Căn cứ vào quy định trên, Nhà nước tiến hành thu hồi mặt bằng tại vị trí 4 trên phố Chùa Bộc nên giá đất tại khu vực này nóng hơn bao giờ hết, có nơi chào bán với mức 762 triệu đồng/m2 đắt như ở trung tâm, phố cổ của Thủ đô.

Các nhà môi giới cho biết, lượng tin rao bán và giá nhà đất ở phố Chùa Bộc tăng theo từng ngày, từng giờ. Tùy vào vị trí mà giá đất Chùa Bộc có mức khác nhau. Nếu là mặt tiền, phố có vị trí đẹp thuận lợi kinh doanh giá từ 500 – 600 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ khoảng 300 triệu đồng/m2. Hay căn nhà 5 tầng, diện tích 48m2 ở vị trí đắc địa tại Chùa Bộc có giá 29 tỷ, tương đương 602 triệu đồng/m2.

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa – Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa – Tỷ lệ 1/2000

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa thuộc phân khu đô thị H1-3. Để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và bền vững của quận so với những quận nội thành khác, việc quy hoạch cần được thực hiện nhanh chóng.

Phân khu đô thị H1-3 nằm phía Tây Nam thuộc khu vực nội đô lịch sử (giới hạn từ đường vành đai 2 vào trung tâm, gồm 4 quận nội thành cũ là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và một phần của quận Tây Hồ).

ẢNH Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Phóng to ảnh Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa TẠI ĐÂY

Mạng lưới giao thông đường cấp khu vực cần được đồng bộ hóa, hoàn chỉnh quy hoạch với mặt cắt ngang rộng B = 25m – 30m, phục vụ được 4 làn xe.

Tập trung xác định các tuyến đường có quy mô nhỏ và trung bình nhằm giảm khối lượng giải phóng mặt bằng và nâng cao mật độ giao thông trên địa bàn quận.

+ Chùa Bộc- Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục có mặt cắt ngang rộng 30m,

+ Tôn Thất Tùng – Hồ Ba Mẫu – Thiên Hùng – Trần Quý Cáp có mặt cắt ngang rộng từ 25- 30m.

Đặc biệt là tuyến đường dẫn tới những địa điểm vui chơi, giải trí trong nội quận như rạp chiếu phim, công viên, trung tâm thương mại,…

Dự án đường sắt trên cao 2A nối giữa Hà Đông và Cát Linh đi qua quận Đống Đa trên trục đường Yên Lãng – Hào Nam, kéo dài tới Cát Linh.

Trục đường trên cao không làm ảnh hưởng tới giao thông phía dưới, giải quyết được vấn đề đi lại trong nội quận.

Tuyến đường sắt hiện có dọc theo đường Giải Phóng – Lê Duẩn dự kiến được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn.

Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị khác dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh (Tuyến Hà Nội – Hoà Lạc).

Các trạm xe bus cần được bố trí trên đường trục chính.

Hạn chế những tuyến bus vào trục đường khu vực chỉ có 2 làn xe.

Nội dung chi tiết Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Giao thông trên địa bàn quận Đống Đa hiện nay nhìn chung khá khoa học với nhiều trục đường chính song song. Quan trọng nhất là những nút giao nhau tại điểm ngã 4 cần được quy hoạch thật khéo, nhất là những nút giao thông nối với các quận lân cận.

Tiêu biểu là nút giao Tây Sơn – Thái Hà, Xã Đàn – Tôn Đức Thắng, Ô Chợ Dừa – Hào Nam. Tại những nút thắt này cần được bổ sung cầu vượt trên cao, hầm đường bộ, hệ thống vòng xuyến để phân luồng giao thông, tránh ách tắc vào giờ cao điểm.

Ngoài những tuyến đường đã được quy hoạch hoàn thiện và đi vào khởi động, quận Đống Đa vẫn còn một số trục đường chính cần nhanh chóng đi vào hoạt động.

Các tuyến đường chính đô thị cần được cải tạo, xây dựng, mở rộng và hoàn thiện theo bản đồ quy hoạch gồm:

Vị trí Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Quận Đống Đa nằm gần trung tâm thủ đô, mặt bằng tương đối bằng phẳng nên việc quy hoạch có nhiều thuận lợi.

Quận Đống Đa tập trung nhiều hồ lớn như: Kim Liên, Ba Mẫu, Đống Đa, Xã Đàn và một số ao hồ đã được san lấp phục vụ xây dựng hạ tầng đô thị mới.

Ngoài ra, tại đây còn có nhiều trường đại học lớn của Hà Nội.

Ranh giới Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa.