Công thức tính sức mua tương đương (PPP) là S = P1/P2, trong đó P1 là giá của món hàng ở quốc gia 1, P2 là giá của món hàng tương tự ở quốc gia 2, và S là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền.

Định nghĩa và cách tính toán

GDP (PPP): Giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm, được đo bằng giá cả địa phương và quy đổi sang một đơn vị tiền tệ chung (thường là USD).

Cách tính: Tổng giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ / Tỷ giá hối đoái theo sức mua tương đương.

So sánh mức sống: Phản ánh khả năng mua sắm thực tế của người dân trong một quốc gia, cho phép so sánh mức sống giữa các quốc gia một cách chính xác hơn.

Đánh giá sự phát triển kinh tế: Thể hiện mức độ phát triển kinh tế thực tế của một quốc gia, không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái biến động.

Xác định tiềm năng kinh tế: Giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá tiềm năng kinh tế của các quốc gia khác nhau.

GDP bình thường: Giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm, được đo bằng giá trị thị trường của chúng.

Sự khác biệt: GDP (PPP) sử dụng giá cả địa phương, trong khi GDP bình thường sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường để quy đổi sang một đơn vị tiền tệ chung.

Giả sử: 1 chiếc bánh mì ở Mỹ có giá 1 USD, ở Việt Nam có giá 10.000 VNĐ.

GDP bình thường: 1 chiếc bánh mì ở Mỹ có giá trị bằng 1 chiếc bánh mì ở Việt Nam (1 USD = 10.000 VNĐ).

GDP (PPP): 1 chiếc bánh mì ở Mỹ có giá trị gấp 10 lần 1 chiếc bánh mì ở Việt Nam (tính theo sức mua).

GDP (PPP) là một công cụ quan trọng để đo lường mức sống và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, cần lưu ý đến những hạn chế của nó khi sử dụng cho mục đích so sánh hoặc phân tích.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế. Thiệt hại kinh tế có thể tính từ năm 2020 và nếu tính cả 2 năm (2020 - 2021) lên tới 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Việt Nam đạt thành công lớn về tăng trưởng

Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, GDP quý IV/2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2020, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011 - 2019. Như vậy, GDP quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02% và quý IV tăng 5,22%.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất - kinh doanh.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Riêng trong quý IV/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%. Ngoài ra, một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế những tháng cuối năm là sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc với tốc độ tăng của giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%. Trong khi đó, ngành khai khoáng giảm 6,21% do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế tăng 62,7%. Tính chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%); vận tải hành khách giảm 33% (năm 2020 giảm 29,6%) và luân chuyển giảm 42% (năm 2020 giảm 34,1%); vận tải hàng hóa giảm 8,7% (năm 2020 giảm 5,2%) và luân chuyển hàng hóa giảm 1,8% (năm trước giảm 6,7%). Khách quốc tế giảm 95,9% so với năm trước.

Tạo đà cho bước phát triển mới của nền kinh tế năm 2022

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có khá nhiều “trụ cột” tạo đà phát triển mới của nền kinh tế. Năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Đây cũng chính là nhân tố quyết định để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2022, dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ khả quan hơn nhờ việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý I/2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất - kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Để giảm thiệt hại cho nền kinh tế, Việt Nam cần tìm ra các biện pháp, cách thức để nhanh chóng phục hồi đà tăng trưởng. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn. Đối với các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đều biết dựa vào thị trường rộng lớn ở bên ngoài và mở rộng quy mô sản xuất, thu ngoại tệ để nhập khẩu những thiết bị cần thiết. Khả năng mở rộng tăng cung cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư. Vì thế, các động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế hiện nay là đầu tư để vừa tăng cầu và cũng vừa tăng sản lượng tiềm năng. Theo đó, Việt Nam cần mở rộng khả năng cung ứng, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, mở rộng đầu tư, ứng dụng công nghệ số để đổi mới cách thức sản xuất, tiêu dùng và đầu tư có hiệu quả.

Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, mức tăng trưởng còn phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch. Việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước là yếu tố chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tiêu dùng chiếm khoảng 60 - 70% tăng trưởng GDP. Các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào người tiêu dùng trong nước. Khi người tiêu dùng trong nước không chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ mất thu nhập và người lao động bị mất việc làm. Chính phủ nên thực hiện chương trình hỗ trợ tiền mặt phổ cập tương ứng với 1,25% GDP (hay 5% GDP hằng quý) để hỗ trợ tiêu dùng trong nước. Điều này sẽ giúp các gia đình đang gặp khó khăn do thất nghiệp hoặc việc kinh doanh hộ gia đình không có thu nhập. Ngoài ra, Chính phủ nên hỗ trợ các ngành công nghiệp xuất khẩu bằng cách tổ chức việc đi lại an toàn cho người lao động từ tỉnh của họ đến các khu công nghiệp, cũng như cung cấp chỗ ở an toàn cho người lao động.

Bên cạnh đó, để phục hồi du lịch trong thời gian tới, Việt Nam nên cho phép các hãng hàng không hoạt động bình thường cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác bằng cách cho phép đi du lịch trong các điều kiện được kiểm soát cẩn thận.