Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á.

Cựu du học sinh Úc và quá trình tìm việc làm ở Úc

Nguyễn Thị Hiền Tâm đã tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Nhà hàng – Khách sạn của Đại học Griffith vào tháng 7/2023. Cô gái Đà Nẵng có nụ cười tỏa nắng này đang làm trong bộ phận marketing của một khách sạn lớn ở Brisbane – thành phố lớn thứ 3 của Úc.

Để làm tới mảng marketing trong khách sạn như hiện tại, cô gái này từng làm qua nhiều công việc khác nhau trong tiệm bánh, nhà hàng, casino. Mỗi vị trí đều giúp Tâm học hỏi thêm được nhiều điều. Nếu như làm thêm ở tiệm bánh giúp em học được cách giao tiếp, cách bán hàng, cách để một tiệm bánh vận hành ở Úc; thì khi làm nhân viên phục nhà hàng, em được học nhiều hơn về dịch vụ khách hàng, cách làm họ cảm thấy hài lòng bởi dịch vụ. Còn với vị trí người chia bài trong casino (thường gọi là croupier), Tâm rèn được độ nhanh nhạy, tính linh hoạt, khả năng ứng biến cao; hay khi làm lễ tân khách sạn, em học được cách xử lý các tình huống thật khéo léo.

Cựu du học sinh Úc cho rằng, trải nghiệm thực tế là vô cùng quan trọng, giúp bạn có lợi thế cạnh tranh tốt hơn khi xin việc làm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bạn có thể bỏ bê việc học để đi làm. Đừng bỏ bất kỳ một tiết học nào mà hãy học tập thật chăm chỉ, tập trung nghe giảng khi lên lớp, có điều gì không hiểu thì trực tiếp hỏi giảng viên, hoặc email cho giảng viên ngay sau buổi học, hay book lịch hẹn với tutor để được giải đáp. Điều này giúp em tiết kiệm rất nhiều thời gian học tập nhưng vẫn mang đến hiệu quả cao nhất.

Khoảng thời gian còn lại, em tận dụng thời gian mà sinh viên quốc tế du học Úc được phép làm thêm để thực hành. Tâm luôn cố gắng kiếm công việc có liên quan đến ngành học để lấy kinh nghiệm. Cô gái này nhấn mạnh, du học sinh cần phải biết sắp xếp thời gian, cân bằng giữa việc học và trải nghiệm thực tế, để khoản tiền đầu tư cho du học mang lại lợi tức xứng đáng nhất.

Còn rất nhiều cựu du học sinh của INEC tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố khác trên đất nước Việt Nam đang thăng hoa trên hành trình cuộc sống và sự nghiệp của riêng mình, ở khắp nơi trên thế giới.

Cơ hội để bạn trở thành một phần trong cộng đồng du học sinh xuất chúng của INEC đang ở ngay trước mắt. Hãy tham dự Hội thảo du học sắp tới của INEC tại Đà Nẵng để được các chuyên gia hỗ trợ bạn chọn trường đúng trình – rinh đúng học bổng – nhân đôi thành công!

Vanda Hotel (Sảnh Pumila, Tầng 2), 03 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu

Hotline hỗ trợ trực tiếp: 093 409 9070 – 093 409 9983

Tiến sĩ Xã hội học tại Université Toulouse II Le Mirail, Pháp. Hiện là giảng viên Khoa Xã hội học, Đại học Mở TPHCM. Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học về Tôn giáo (Tôn giáo và Hiện đại), Phương pháp Nghiên cứu, Lý thuyết Xã hội và Các vấn đề Giới.

Nguyễn Xuân Oánh (1921 – 2003) là chính khách, nhà kinh tế Việt Nam, cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, hai lần là Quyền Thủ tướng trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh năm 1921 tại Bắc Giang. Cha ông là Bác sĩ Nguyễn Xuân Bái, người làng Đa Ngưu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên[1].

Ông từ nhỏ đã được giáo dục theo Tây học. Lớn lên ông được gia đình cho sang Mỹ theo học tại Đại học Harvard về ngành Kinh tế. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế của Harvard năm 1954, rồi làm việc cho Ngân hàng Thế giới (như một Nhân viên kinh tế), Tổ hợp Tài chính Quốc tế... trước khi về nước.

Năm 1963, ông về nước và tham gia chính quyền. Sau đó ít lâu, ông được đề cử làm Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, rồi Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí, đã có lúc ông được ủy quyền Thủ tướng trong giai đoạn tướng Nguyễn Khánh nắm quyền (1964-1965).

Sau năm 1975, ông là một trong những trí thức của Việt Nam Cộng hòa được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu là ông Võ Văn Kiệt trọng dụng. Đặc biệt, khi tiến trình Đổi mới được thực hiện cuối thập niên 1980, ông và nhiều nhà trí thức khác đã đóng góp rất nhiều vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài v.v. tại Việt Nam. Ông từng là Cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Khi nền kinh tế Việt Nam bắt chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường, nhà nước đổi tiền, tăng lương bằng cách in thêm tiền đến lạm phát phi mã. Lượng hàng hóa trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội nên giá hàng hóa tăng nhanh hơn mức tăng của lương. Ông đã tham mưu cho nhà nước nâng lãi suất ngân hàng để tạo động lực cho người dân gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời nhà nước vay tiền của các ngân hàng thương mại để hạn chế phát hành tiền nhằm giảm cung tiền từ đó giảm lạm phát.

Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Công ty Dịch vụ đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông nổi tiếng là người thẳng thắn, không sợ chỉ trích chính quyền.

Ông mất ngày 29 tháng 8 năm 2003, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông là chồng của Nghệ sĩ ưu tú Thẩm Thúy Hằng, người nổi tiếng với danh hiệu "Người đẹp Bình Dương". Con út của ông là Nguyễn Xuân Ái Quốc, nguyên Giám đốc Trung tâm Chính sách Quy trình Ngân hàng Quốc tế Việt Nam. Anh cũng rất thành công với chuỗi cafe The Coffee Factory tại Sài Gòn cùng với người em trai sinh đôi là Nguyễn Xuân Quốc Việt.[2][3]

9 giờ 50 sáng 16-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội thăm Vương quốc Thái Lan, tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan đến 19-11.

Dự kiến, khoảng 11 giờ 30, chuyên cơ của Chủ tịch nước đến sân bay Không quân Hoàng gia Thái Lan. 16 giờ diễn ra lễ đón chính thức và ngay sau đó Chủ tịch nước có cuộc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chanocha. Tiếp đó, Chủ tịch nước chứng kiến lễ ký kết và trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước. 17 giờ 30, Chủ tịch nước gặp gỡ báo chí. 18 giờ, Chủ tịch nước cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan gian trưng bày các sản phẩm thủ công của Thái Lan.

Đây là chuyến thăm chính thức của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đến Vương quốc Thái Lan sau 24 năm kể từ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào năm 1998 và gần 10 năm sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2013. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Thái Lan sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mạnh mẽ cam kết, quyết tâm của Việt Nam tiếp tục tăng cường và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -Thái Lan ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả.

Thái Lan và Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau. Hiện Thái Lan là quốc gia đầu tư lớn thứ 8 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với gần 700 dự án, tổng vốn trên 13 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ cao, năng lượng, bán lẻ, nông nghiệp, môi trường, tài chính - ngân hàng, điện tử, điện lạnh, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi... đặc biệt gần đây có xu hướng đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo.

Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch hai chiều năm 2021 đạt khoảng 19 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của ta sang Thái Lan trung bình đạt khoảng 7 tỷ USD một năm. Việt Nam thuộc tốp đầu các thị trường xuất khẩu của Thái Lan. Hai nước đặt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25 tỷ USD vào năm 2025.

Việt Nam có 17 dự án đầu tư sang Thái Lan, vốn đăng ký 32,8 triệu USD, đứng thứ 33/79 quốc gia/vùng lãnh thổ. Các dự án chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ.

Về lao động, hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác lao động và thỏa thuận về việc tuyển dụng lao động (7-2015); đang thúc đẩy mở rộng ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam sang Thái Lan.

Hiện có 18 tỉnh, thành phố của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hoặc kết nghĩa với các địa phương Thái Lan. Việt kiều tại Thái Lan có khoảng 100.000 người, hòa nhập tốt ở sở tại và hướng về quê hương đất nước.

Nhằm bảo đảm an ninh, Thái Lan huy động hơn 20.000 nhân viên an ninh để bảo vệ an toàn cho các sự kiện, tháp tùng lãnh đạo các nền kinh tế. Nhiều tuyến đường, nút giao thông, nhà ga Metro, tàu điện quan trọng của TP Bangkok và hai tỉnh lân cận Nonthaburi và Samut Prakan hạn chế hoặc tạm ngưng hoạt động, trong những ngày diễn ra sự kiện các thiết bị bay không người lái bị cấm hoàn toàn.