Sự phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật, vận hành... mở ra cho các bạn trẻ nhiều cơ hội nghề nghiệp với sự phát triển và mức thu nhập đáng mơ ước. Tuy nhiên, với chất lượng đào tạo của ngành Công nghệ thông tin trong nước không đáp ứng được nhu cầu cần nhân viên trình độ cao để đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong các tập đoàn lớn chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy các bạn trẻ càng cần phải tìm cách tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến để cạnh tranh với làn sóng đổ bộ của các doanh nghiệp, nhân lực nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Lựa chọn Du học Hà Lan cho ngành công nghệ thông tin đang là hướng đi của nhiều bạn trẻ, hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm đào tạo ngành này tại đất nước cối xay gió nhé.​

Chương trình đào tại mang tính thực tế cao

Giáo dục Hà Lan tập trung vào việc đảm bảo chất lượng bằng cách kết hợp thực hành với lý thuyết, đề cao ứng dụng thực tế, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Tùy theo chương trình học, học sinh sẽ có cơ hội thực tập, làm việc tại các cơ sở, công ty, tập đoàn uy tín và nổi tiếng trên thế giới.

Danh sách một số trường đào tạo khối ngành Công nghệ thông tin

Stenden University of Applied Sciences

Fontys University of Applied Sciences

Trên đây là danh sách các trường đại học chuyên đào tạo ngành Công nghệ thông tin hàng đầu tại Hà Lan, nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin chi tiết về các trường và hướng dẫn hồ sơ xin visa du học Hà Lan hãy liên hệ tới Blue Ocean Education qua hotline: 0967 02 7711 hoặc để lại thông tin theo form đăng ký phía dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt gần 100 tỷ USD

Ngày 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Giao ban công tác quản lý nhà nước với các đối tượng quản lý quý III/2023.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế ở nhiều nước chưa có dấu hiệu phục hồi, thị trường tiêu dùng công nghệ thông tin giảm sút, khả năng tăng trưởng thấp do tác động cộng hưởng của xung đột giữa Nga và Ukraina và ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid-19.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam nói chung và sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin nói riêng, các đơn hàng xuất khẩu công nghệ thông tin của Việt Nam cũng sụt giảm. Tuy nhiên, từ tháng 7/2023, tình hình kinh tế toàn cầu dần cải thiện đã giúp thị trường xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ.

Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử trong Quý III/2023 đã tăng mạnh 10% so với cùng kỳ cùng với tỷ giá USD/VND tăng cao giúp thu hẹp đà giảm của doanh thu lũy kế năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 2,4 triệu tỷ đồng (~ 100 tỷ USD), giảm 1,2 % so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử trong 9 tháng năm 2023 ước đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng (~95,8 tỷ USD) giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt gần 85,4 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm khoảng 31% giá trị xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý, xuất khẩu 2 nhóm hàng hóa "Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện" và "Điện thoại và linh kiện các loại" giữ vững 2 nhóm hàng đứng hàng đầu trong 12 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao của cả nước song sản lượng xuất khẩu bị sụt giảm so với cùng kỳ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9/2023, giá trị xuất khẩu máy tính và linh kiện ước đạt gần 41,3 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ và giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại ước đạt trên 39,5 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập vẫn tăng ổn định. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh), tháng 9/2023 ước đạt 73.500 doanh nghiệp, tăng 700 doanh nghiệp so với tháng 08/2023 với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân ước đạt 0,739.

Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

Trong công tác chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công nghiệp ICT Make in Viet Nam.

Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký và hoàn thiện hồ sơ tham gia Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2023”; triển khai xây dựng sách trắng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam năm 2023.

Đồng thời, xây dựng Cơ sở dữ liệu sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; xây dựng Bản đồ công nghệ số; xây dựng Hệ thống đánh giá rủi ro sản phẩm, dịch vụ công nghệ số ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (theo Quyết định số 1607/QĐ-BTTTT ngày 22/8/2023).

Ngoài ra, thống nhất hệ thống chỉ tiêu giữa Báo cáo ICT Index với Báo cáo Xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc thu thập, cung cấp số liệu cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

Một sự kiện quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quý III/2023 là ngày 18/7/2023, Đoàn công tác của Bộ do Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Foxconn (Công ty TNHH Fukang Technology) tại Bắc Giang và Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.

Chuyến công tác nhằm mục tiêu nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghiệp ICT.

Mặt khác, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo phát triển công nghiệp công nghệ thông tin “VietNam International Digital Hub” tại tỉnh Đồng Nai. Tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ký kết hợp tác với các tập đoàn vi mạch của Mỹ.

Nhiệm vụ trọng tâm trong Quý IV/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số đó là lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số Dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ trong tháng 11/2023; Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035; Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đôi nét về ngành công nghệ thông tin?

Công nghệ thông tin đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến công nghệ máy tính, chẳng hạn như mạng, phần cứng, phần mềm, Internet hoặc những người làm việc trong lĩnh vực này. Nhiều công ty hiện có các phòng CNTT để quản lý máy tính, mạng và các lĩnh vực kỹ thuật khác của doanh nghiệp của họ. Công việc CNTT bao gồm lập trình máy tính, quản trị mạng, kỹ thuật máy tính, phát triển web, hỗ trợ kỹ thuật và nhiều ngành nghề liên quan khác. Sinh viên theo học ngành này sẽ được tham gia các bài giảng lí thuyết và thực hành lập trình web, phân tích dữ liệu và an ninh mạng. Ngoài ra, họ cũng cần phải có kĩ năng làm việc nhóm và phân tích dữ liệu.

Hà Lan tự hào với nền tảng khoa học vững chắc

Khi lựa chọn tất cả các sản phẩm liên quan đến khoa học, công nghệ như điện tử, điện máy, dược phẩm, mỹ phẩm...khách hàng thường đặt niềm tin vào các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, đến từ các nước phát triển. Điều đó phần nào phản ánh được một nền khoa học công nghệ đã phát triển lâu dài và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Đó cũng chính một lợi thế lớn mà nền giáo dục tại các quốc gia này được thừa hưởng, tiếp thu.