Trường Đại Học Đông Đô Tuyển Sinh 2023
Tuyensinhso cập nhật điểm xét tuyển, điểm trúng tuyển của các trường nhanh nhất, đầy đủ nhất.
Điểm chuẩn Trường Đại học Đông Đô
**Lưu ý: Điểm này đã bao gồm điểm chuẩn và điểm ưu tiên (nếu có).
Tham khảo đầy đủ thông tin trường mã ngành của Trường Đại học Đông Đô để lấy thông tin chuẩn xác điền vào hồ sơ đăng ký vào trường Đại học. Điểm chuẩn vào Trường Đại học Đông Đô như sau:
Tìm hiểu các trường ĐH khu vực Hà Nội để sớm có quyết định trọn trường nào cho giấc mơ của bạn.
Tầng 5, Số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Trường Đại học Đông Đô (tên giao dịch quốc tế: Dong Do University) là một trong những đại học tư thục được thành lập sớm nhất tại Việt Nam (từ năm 1994), trụ sở của Trường được đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Trường Đại học Đông Đô được thành lập theo Quyết định số 534/TTg ngày 3/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/2/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 235/QĐ-TTg, cho phép Trường Đại học Đông Đô chuyển sang loại hình trường đại học tư thục và hoạt động theo quy chế trường đại học tư thục[1]
Trường lấy ngày 03 tháng 10 làm ngày truyền thống của Trường.
Trường là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng và phát triển theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng yêu cầu Cơ bản - Tiên tiến - Thực tiễn. Chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật theo tốc độ đổi mới, phát triển của khoa học công nghệ.
Quy trình đào tạo của trường nhằm tạo ra những con người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ, được trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành và năng lực thích ứng với thực tiễn. Sinh viên có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, sinh viên tốt nghiệp của trường luôn đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: sáng tạo trong tư duy, năng động trong thực tiễn.
Qua 30 năm xây dựng và phát triển, trường đã có 24 ngành đào tạo trình độ Đại học hệ Chính quy, 07 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, 01 chuyên ngành Tiến sĩ. Trường đã có gần 60.000 kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư tốt nghiệp. 100% sinh viên ra trường đã có việc làm, họ đã và đang có mặt ở mọi vùng miền trên cả trong nước và quốc tế để tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Một số không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đã tiếp tục học tập nâng cao để đạt được các học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều người đang giữ các cương vị trọng trách trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn.
Trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu gần 250 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, có bề dày kinh nghiệm, phần lớn được đào tạo ở nước ngoài. Họ là các Viện sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ...Trong số này có các Viện sĩ, Giáo sư đầu ngành của một số ngành khoa học Cơ bản, khoa học Kinh tế, khoa học Kiến trúc, Xây dựng, Kỹ thuật - Công nghệ. Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác trong và ngoài nước, trường đã thu hút được nhiều cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu có trình độ cao từ các Viện, Học viện, trường đại học và các doanh nghiệp lớn tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Trường đã thiết lập được quan hệ với một số trường đại học, Viện khoa học - công nghệ quốc tế để đưa một số khóa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài, tổ chức lớp chuyên đề đào tạo ngắn hạn cho sinh viên nước đến thực tập tại trường.
Trong quá trình phát triển, trường đã gặp không ít khó khăn trở ngại do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đến nay về cơ bản trường đã đi vào ổn định và phát triển, trường hiện có 2 cơ sở:
- Trụ sở chính: Km25, quốc lộ 6, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Cơ sở Phú Nghĩa có diện tích 3,4 ha với hệ thống giảng đường, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng làm việc với nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu.
- Cơ sở đào tạo: Tòa nhà Đại học Đông Đô, số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Hiện Trường có 24 ngành đào tạo hệ Đại học chính quy:
Ngày 2/8/2019, Dương Văn Hòa - hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô, Trần Ngọc Quang - phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên, Phạm Vân Thùy và Lê Thị Lương - cán bộ Trường đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những lùm xùm liên quan đến việc tổ chức tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh khi chưa được phép.[2] Trong khi Bộ Giáo dục khẳng định chưa cấp phép cho trường đào tạo văn bằng 2[3] thì thông báo số 173 ngày 1/4/2015, số 68 ngày 24/2/2016 của Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ GD&ĐT gửi trường ĐH Đông Đô về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 và 2016 cho thấy đơn vị này đã xác nhận chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy của trường ĐH Đông Đô là 500 và 150.[4]
Năm 2017, trường đã công khai tuyển sinh 17 ngành đào tạo văn bằng 2. Năm 2018, Dương Văn Hòa - hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô đã công nhận 2 đợt tốt nghiệp cho hàng trăm ngàn sinh viên văn bằng 2 anh văn, thu lời bất chính số tiền lên tới cả tỷ đồng.[3]
Năm 2012, trường bị đình chỉ tuyển sinh vì tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao.[3]
Năm 2001, dưới thời hiệu trưởng Trần Văn Đắc, trường đã tuyển sinh vượt quá gấp 2,8 lần chỉ tiêu (tăng từ 1500 đến 4100 sinh viên) khi chưa được sự đồng ý của Bộ Giáo dục.[5] Liên quan có phó hiệu trưởng Phạm Văn Hạp, nguyên trưởng phòng Phạm Văn Chánh.[6] Hậu quả là hơn 1.600 sinh viên không đủ điểm chuẩn vào đại học ĐHDL Đông Đô phải học hệ cao đẳng.[7]