Trắc Nghiệm Tài Chính Doanh Nghiệp 1 Có Đáp An
Copyright © 2020 123DOC. Designed by 123DOC
Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?
A. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
C. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người.
D. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, lợi ích quốc gia.
- Mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới:
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;
+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;
+ Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là:
A. coi ngoại lực là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, thành công.
B. kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. chỉ chú trọng xây dựng sức mạnh của đất nước về văn hóa - xã hội.
D. kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: kháng chiến và kiến quốc.
- Một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là
- Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác;
- Bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng.
Câu 4. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 gồm 320 điều và 9 phụ lục, quy định về ranh giới lãnh hải, vùng tiếp giáp, thềm lục địa; vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển; bảo vệ môi trường biển.
Câu 5. Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận?
Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận, là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Câu 6. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở được gọi là
Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
Câu 7. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, được gọi là
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Câu 8. Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa, được gọi là
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Câu 9. “Vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Câu 10. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm:
C. vùng đất, vùng trời và hải đảo.
D. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Câu 11. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam.
Câu 12. “Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Biên giới quốc gia trên biển.
B. Biên giới quốc gia trên không.
C. Biên giới quốc gia trên đất liền.
D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Câu 13. Trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam, pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia.
B. Vận chuyển qua biên giới quốc gia các văn hoá phẩm độc hại.
C. Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.
D. Xâm canh, xâm cư; phá hoại công trình ở khu vực biên giới.
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam:
+ Làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia.
+ Vận chuyển qua biên giới quốc gia các văn hoá phẩm độc hại.
+ Xâm canh, xâm cư; phá hoại công trình ở khu vực biên giới.
Câu 14. Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào sau đây?
Khoản 1 Điều 23 Luật Biên phòng quy định: Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.
Câu 15. Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào?
B. Mianma, Malaixia, Inđônêxia.
Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với 3 quốc gia là: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với 3 quốc gia là: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Phần 2. Lý thuyết GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. Một số nội dung chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;
- Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;
- Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định, đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài.
- Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
- Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trị chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.
- Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng:
+ Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác;
+ Bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta.
II. Một số nội dung công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam
1. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 gồm 320 điều và 9 phụ lục, quy định về ranh giới lãnh hải, vùng tiếp giáp, thềm lục địa; vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển; bảo vệ môi trường biển.
- Công ước này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết phê chuẩn vào ngày 23-6-1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 16-11-1994.
- Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã:
+ Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
+ Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định:
+ Đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;
+ Hoạt động trong vùng biển Việt Nam;
- Một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam:
+ Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
+ Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
+ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố.
+ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.
+ Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
+ Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
III. Một số nội dung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
- Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
- Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
- Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới quốc gia trở vào.
- Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.
- Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới.
- Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.
- Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia, vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hóa khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.
- Bay vào khu vực cấm bay: bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
IV. Trách nhiệm quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
- Chấp hành các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia. Mọi hoạt động của công dân có liên quan đến biên giới tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.
- Tham gia quản lí, bảo vệ lãnh thổ, biên giới; xây dựng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia, phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia của người thân, bạn bè và những người xung quanh.
- Thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất: mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, công trình biên giới bị hư hại. Tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới.
- Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo; tài nguyên và môi trường biển.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới quốc gia do nhà trường tổ chức;
- Thực hiện trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
Bạn hãy trả lời đầy đủ các đề mục trong 6 phiếu A, B, C, D, E, F bên dưới, đánh dấu vào các mức độ 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với mức độ phù hợp đối với bản thân. Theo đó: Mức độ 1: Rất thấp Mức độ 2: Thấp Mức độ 3: Vừa Mức độ 4: Cao Mức độ 5: Rất cao Hãy cân nhắc thật kỹ và trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời duy nhất mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn chứ đừng bao giờ chọn câu trả lời vì bạn muốn mình phải như vậy. Chính việc trả lời trung thực sẽ đem lại kết quả chính xác, giúp bạn tìm ra đúng thiên hướng sở thích, nghề nghiệp của mình, từ đó chọn được nghề phù hợp nhất.
Người thuộc nhóm tính cách này thích hành động hơn là suy nghĩ hay nghiên cứu các lý thuyết trừu tượng. Giỏi giải quyết những việc đòi hỏi sự khóe léo của đôi bàn tay, phối hợp giữa các kỹ năng và thao tác vận động. Các phương thức giải quyết công việc thường đơn giản, dễ áp dụng và đạt được hiệu quả cụ thể. Họ có xu hướng quan tâm đến cơ khí, xây dựng, thích làm việc với các công cụ, máy móc, thiết bị. Thích môi trường làm việc gắn với thiên nhiên, xa bàn giấy. Ngành nghề phù hợp - Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải - Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa - Thiên nhiên & Nông nghiệp: Kỹ sư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y - Quân sự, thể thao và các dịch vụ bảo vệ: Kỹ thuật quân sự, an ninh, vận động viên, huấn luyện viên, giám sát phòng cháy, chữa cháy, giám sát chất lượng, an toàn lao động - Các nghề thợ: Thợ sơn, thợ xây dựng, đúc, hàn, mộc, sửa chữa điện, điện tử, lái xe. - Các ngành nghề liên quan khác: Kỹ thuật trong y học, vật lý trị liệu, kiến trúc sư, khí tượng thủy văn, hải dương học, dược, đầu bếp.
Những người thuộc nhóm tính cách này thường thích suy nghĩ, quan sát hơn là hành động. Họ thông minh và có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học. Thích và có khả năng tìm tòi, nghiên cứu những quy luật trong tự nhiên và đời sống xã hội. Độc lập sáng tạo, có tư duy phản biện, lật lại vấn đề. Thích trầm tư suy nghĩ hơn là tham gia các công tác xã hội sôi nổi. Họ tự tổ chức công việc của mình rất tốt, thường lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, cũng bởi vì họ có tính kiên trì, tỉ mỉ và ngăn nắp. Ngành nghề phù hợp - Nghiên cứu khoa học: Nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng) - Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học môi trường , khí tượng thủy văn, hải dương học, nhà nghiên cứu địa lý, địa chất, nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, chuyên gia dinh dưỡng, kỹ sư hóa thực phẩm (công nghệ thực phẩm) - Y khoa: Bác sỹ (nhi khoa, đa khoa, nha khoa, phẫu thuật / chỉnh hình, tâm thần), dược sỹ, y học cổ truyền - Các ngành nghề liên quan: Khoa học xã hội (nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học), luật sư, an ninh điều tra, giám định pháp y, nhà kinh tế học, phân tích tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê dự báo, nghiên cứu và quy hoạch đô thị (kiến trúc sư)
Nhóm người này có tính cách cởi mở, sáng tạo, nhạy cảm và giàu cảm xúc cùng với trí tưởng tượng phong phú. Họ không thích những khuôn mẫu, những nguyên tắc mà thích có sự độc đáo và riêng biệt. Họ có khả năng biểu đạt tình cảm của mình, thích được tham gia vào các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Ngành nghề phù hợp - Viết & Truyền thông: nhà văn, nhà thơ, nhà báo (phóng viên, biên tập viên, bình luận viên), nhạc sỹ, nhà lý luận phê bình văn học / âm nhạc / điện ảnh, người sáng tác quảng cáo, tiếp thị, thiết kế mẫu mã hàng hóa, tổ chức triển lãm, sự kiện, thiết kế trưng bày. - Nghệ thuật biểu diễn: Ca sỹ, diễn viên điện ảnh / truyền hình / sân khấu, diễn viên múa, biên đạo múa, biểu diễn nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, dẫn chương trình, phát thanh viên. - Nghệ thuật hình ảnh & Tạo hình: hội họa (họa sỹ), nhà mỹ thuật, điêu khắc, đồ họa vi tính, nhiếp ảnh gia, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất, ngoại thất, thiết kế phong cảnh. - Các ngành nghề liên quan: Nghệ thuật ẩm thực, quay phim, bảo tồn / bảo tàng, thủ công mỹ nghệ.
Họ thích giúp đỡ người khác với tinh thần thiện nguyện, luôn mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Họ biết lắng nghe một cách tích cực, biết giảng giải huấn luyện cho mọi người. Họ thường tìm đọc các cuốn sách nhằm hoàn thiện bản thân. Thường tránh các công việc phải sử dụng máy móc, thiết bị, hay những công việc bàn giấy đơn giản vì lý do các công việc đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với mọi người Ngành nghề phù hợp - Khoa học xã hội: Nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học - Tư vấn & Giúp đỡ: Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng - Giáo dục & Đào tạo: Tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý, giáo viên, giảng viên, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho người lao động, an toàn lao động, huấn luyện viên thể thao - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: bác sỹ, y tá, điều dưỡng, chuyên viên vật lý trị liệu, y tế công cộng, y tế học đường, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng học… - Các ngành nghề liên quan: Tôn giáo và tâm linh, thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản, du lịch, quản lý di tích, danh thắng, xã hội học, dịch vụ xã hội
Đặc điểm nổi bật của nhóm tính cách này là sự tự tin, mạnh mẽ, thích phiêu lưu mạo hiểm, thích công việc có nhiều áp lực, có sự cạnh tranh. Họ có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người. Họ là người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao du.Họ thường thành công khi tham gia làm kinh doanh, lãnh đạo hay làm chính trị. Ngành nghề phù hợp - Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng - Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện - Chính trị và Diễn thuyết: Nhà ngoại giao, chính trị gia, diễn giả… - Luật: Luật sư, trợ lý pháp lý, sỹ quan cảnh sát - Các ngành nghề liên quan: Tư vấn tài chính / tín dụng, kế toán trưởng
Nhóm tính cách này thường rất tin cậy do tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp. Thường đúng hẹn, luôn tuân thủ quy định, quy trình, coi trọng truyền thống, ứng xử chừng mực, ôn hòa. Họ thích làm việc với các con số, quản lý hồ sơ, sử dụng các thiết bị văn phòng. Thường giải quyết tốt các công việc khi đã được lập kế hoạch. Ngành nghề phù hợp - Quản trị văn phòng: Quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, hành chính, quản lý hồ sơ, nhân viên đánh máy, biên soạn hồ sơ, nhân viên lễ tân, điện thoại viên - Tài chính, kế toán, đầu tư: Tài chính, ngân hàng, đầu tư, kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, quản lý quỹ, bán lẻ - Thư viện, thông tin: Thống kê, lưu trữ, thư viện, hệ thống thông tin - Các ngành nghề liên quan: Phát triển phần mềm, biên dịch, phiên dịch, giáo viên mầm non, một số vị trí công chức nhà nước, thanh tra, kiểm tra, nghề thợ thủ công
Thông qua bài trắc nghiệm này, UEF hy vọng cung cấp một số thông tin tham khảo để các bạn có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân.
TRẮC NGHIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP