Khiến người yêu cũ quay về bên bạn nghe có vẻ như là điều bất khả thi, nhưng hoàn toàn không phải là không thể. Để thực hiện điều này, bạn cần phải suy nghĩ về yếu tố hủy hoại mối quan hệ của bạn ngay từ đầu, và sau đó là thể hiện bản chất tốt đẹp nhất của mình. Bạn cũng cần phải trò chuyện với người yêu cũ về cảm giác của bản thân và mong muốn của bạn ở một thời điểm thích hợp.

Lời bài hát Trả nợ tình xưa- Tuấn Khanh

Ɗốc hết tình nàу, ta trả nợ người

Ɗộc hết tình nàу, ta trả nợ đời

Trả hết tình tôi vẫn nợ không thôi.

Tóc rối bạc màu, vì nợ уêu nhau

Ɲào biết ngàу sau, trả nợ tình nhau.

1. Không biết bao lần đặt bước đến Hoàng thành Thăng Long, nhưng lần nào, tôi cũng bồi hồi nghĩ đến giai điệu bài “Người Hà Nội” của một người Hà Nội tài hoa Nguyễn Đình Thi: “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm/ Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội...”. Hơn nghìn năm trước, vị minh quân Lý Thái Tổ đã chọn đất này định đô để “vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Những lâu đài, điện gác, đâu phải chỉ thể hiện quyền uy, mà còn thể hiện Đại Việt đang cường thịnh; những hoa văn phượng múa rồng bay cũng được gửi gắm khát vọng mãnh liệt về tinh thần độc lập, tự cường. Chính nơi các vương triều bao phen ra những quyết định gắn với vận mệnh dân tộc này, mới thực là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”.

Qua những lớp sóng phế hưng, lầu gác, đền đài đã vùi sâu trong lòng đất. Hai thế kỷ trước, Bà huyện Thanh Quan đề thơ: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Hậu thế hôm nay, muốn hiểu về người xưa, phải mải miết tìm tòi trong cõi đất ấy. Phó Giáo sư Tống Trung Tín là nhà khoa học có thâm niên nhất với khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, trong vai trò Chủ nhiệm công trường. Mỗi lần giới thiệu về những hố khai quật, lại thấy ông tất bật, mắt rạng ngời, giọng hào sảng để dẫn người ta vào “mê cung” gạch ngói vỡ cổ xưa. Như sợ mọi người quên, ông nhấn nhá: “Các vị nên nhớ, khi UNESCO công nhận Hoàng thành là Di sản Văn hóa thế giới năm 2010, hồ sơ chúng ta làm mới là khu khảo cổ ở 18 phố Hoàng Diệu (rộng 22.000 m2) và một số kiến trúc nổi bên Thành cổ. Lúc ấy, chúng ta hầu như chưa biết gì về những giá trị dưới lòng đất Khu Di tích Thành cổ bên này. Thế mà thế giới đã phải khâm phục”. “Thành cổ bên này” là khu đất giới hạn bởi bốn tuyến đường: Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, nơi có các công trình: Kỳ đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên... Song, đó chỉ là dấu tích, hoặc những kiến trúc tương đối muộn. Dưới lòng đất, mới là những “trang sử bằng vật chất” độc đáo nhất, tinh tuý nhất...

2. Những cuộc khai quật dần mở lối chúng ta về quá khứ. Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc bảo rằng, mỗi lần như thế, là một lần chúng ta bất ngờ và tự hào về cha ông. Thời Lý, những hệ móng cột khổng lồ, những bước gian rất lớn, những đầu rồng, đầu phượng đồ sộ... hay hào nước rộng có một không hai ở khu vực Đông - Nam Á đều nói lên rằng, ngay từ thời mới định đô, tại Hoàng thành đã được dựng nên những công trình thổ mộc kỳ vĩ. Dấu tích kiến trúc, mỹ thuật thời Trần là sự kế thừa đan xen đổi mới, mang đậm “hào khí Đông A”. Ở địa tầng văn hóa thời Trần, ở nhiều khu vực khác nhau, đều xuất hiện một “lớp cổ vật” khiến các nhà khoa học xúc động. Sáu, bảy trăm năm đã qua, mà vẫn còn đọng lại những lớp than tro. Giáo sư Lê Văn Lan khẳng định, đó là dấu ấn của những năm tháng binh lửa can qua, khi kinh thành bị tàn phá bởi giặc Nguyên - Mông.

Diện tích rộng, khu vực khai quật còn hạn chế; công trình của triều đại sau dù có kế thừa, nhưng vẫn chồng lên, phá vỡ kiến trúc triều đại trước, cho nên hiểu biết về không gian Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần vẫn là những mảnh vỡ rời rạc. Nhưng kiến trúc, không gian Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ, Lê Trung hưng đã dần sáng tỏ. Các đợt khai quật trong hai năm 2013, 2014 đã xác định được sân thiết triều thời Lê sơ, thời Lê Trung hưng cơ bản trùng với không gian từ Đoan Môn đến nền điện Kính Thiên bây giờ. Một sân thiết triều mênh mông, chỉ riêng bề ngang đã rộng tới 120 m có nhiều công trình kiến trúc, nhất là hành lang dài, đồ sộ bao quanh sân, tạo nên một sân thiết triều quy mô hàng đầu khu vực. Cùng với nơi thiết triều, nơi làm việc của các vị vua là những công trình có vai trò quan trọng nhất của Hoàng thành. Cuộc khai quật khảo cổ học năm 2019 tại khu vực phía sau nền điện Kính Thiên vừa qua đã cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội nhận định: “Theo các thư tịch cổ, bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Vậy nếu đúng dấu tích kiến trúc tìm được tại khu vực này là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục Trung tâm: Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung hưng”.

Nhưng điều làm chúng ta tự hào, không chỉ ở trình độ quy hoạch, quy mô của các công trình, mà còn ở sự độc đáo trong thẩm mỹ, tư duy qua các thời kỳ. Thời Lý, sự cầu kỳ, tinh tế thể hiện ở những chiếc lá đề, viên ngói, đầu rồng, đầu phượng... gốm đất nung. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong mỹ thuật; đồng thời thể hiện tư tưởng độc lập về thẩm mỹ sau thời gian dài Bắc thuộc. Ở thời Lê, khi ghép các mảnh ngói hoàng lưu ly (gốm phủ men vàng), thanh lưu ly (gốm phủ men xanh lá cây), đầu, thân và đuôi rồng trên mái ngói... tìm được, các nhà khoa học đều nhất trí rằng, chưa kể trang trí trên đỉnh nóc, đầu đao, mỗi hàng ngói trong cung thời kỳ này đều có viên ngói diềm mái trang trí bằng đầu rồng, các viên ngói tiếp theo tạo thành thân rồng có vây mạnh mẽ, viên ngói áp mái đuôi rồng. Mái ngói sẽ là cả một “đàn rồng” và lấp lánh khi ánh nắng chiếu vào - một lối trang trí độc nhất vô nhị ở châu Á...

3. Mười năm trôi qua, kể từ khi Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Văn hóa thế giới, chúng ta vẫn trên con đường làm rõ hơn những giá trị. Kết quả khảo cổ đã minh chứng, dù lịch sử thăng trầm, dù các triều đại hưng - phế, dù kiến trúc có những xáo trộn, thì chưa kể thời Tiền Thăng Long (thành Đại La, dưới chế độ Bắc thuộc), các triều đại thời độc lập đã giữ nguyên vị trí đặt trung tâm quyền lực quốc gia tại chính nơi này liên tục gần tám thế kỷ, kể từ khi Lý Thái Tổ định đô và kết thúc khi Vua Quang Trung định đô tại Phú Xuân. Đó không chỉ là “pho sử bằng vật chất”, mà còn giúp hậu thế hiểu rõ thêm về trí tuệ của tiền nhân trong quy hoạch, tổ chức không gian; hiểu rõ hơn lịch sử kiến trúc, mỹ thuật ở tầm tinh hoa suốt chặng đường dài của dân tộc. Khảo sát công trường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nói đến một khía cạnh mà chưa nhiều người để ý: “Kết quả khai quật để lại bài học quan trọng cho việc xây dựng đô thị hôm nay. Từ thời Lý, đường thoát nước đã có kích cỡ rộng 2 m, sâu 2 m. Cống thoát nước thời Lê Trung hưng nhỏ hơn, nhưng cũng rất quy mô, nắp cống bằng đá tảng, một chiều rộng hơn 1 m, một chiều hơn 0,6 m. Tất cả các công trình từ kiến trúc nổi, cho đến đường nước đều tuân thủ chặt chẽ theo hai trục bắc - nam, hoặc đông - tây. Đây là hệ thống kiến trúc được sắp xếp hết sức quy củ”.

Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO, các nhà khoa học đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: tiếp tục khai quật để khám phá, bảo tồn và phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Chỉ riêng diện tích Khu Di tích Thành cổ đã lên tới gần 14 ha. Nhưng mới chỉ khai quật được khoảng 6 - 7% diện tích. Phó Giáo sư Tống Trung Tín trăn trở: “Mỗi năm, chúng tôi khai quật chừng 1.000 m2. Chẳng biết thế hệ kế cận có đủ khả năng để hiểu hết về Hoàng thành không? Hay phải đợi thêm thế hệ nữa?”. Vừa khai quật, vừa phải dần tổng kết, để hình thành diện mạo Hoàng thành Thăng Long qua các đời. Bởi thế, phải tìm hướng khai quật một cách phù hợp nhất. Tiến sĩ Bùi Minh Trí (Viện Nghiên cứu kinh thành) đề xuất, Hà Nội sớm kết nối tư liệu để hình thành bản đồ cho từng thời kỳ. Chẳng hạn, về thời Lý, chúng ta tập hợp tất cả những dữ liệu thu được về thời này để dựng bản đồ. Tương tự như thế là thời Trần, thời Lê. Việc phân lớp sẽ khắc phục khó khăn trong hình dung diện mạo Thăng Long khi mỗi hố đào luôn chồng lấp nhiều thời kỳ khác nhau. Nhiều chuyên gia thống nhất đề xuất với TP Hà Nội, nên tập trung làm rõ hơn không gian điện Kính Thiên, đồng thời, mở rộng khu vực khai quật của năm 2019, để hiểu rõ hơn không gian điện Cần Chánh thời Lê - hai không gian quan trọng bậc nhất của Hoàng thành thời kỳ này, cũng như để làm rõ hơn những không gian của các triều đại trước đó.

Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình giáo dục di sản, giới thiệu di sản Hoàng thành bằng những ứng dụng thông minh của thời đại công nghệ. Hằng năm, đã có hàng trăm nghìn lượt người đến tham quan, học tập tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long. Nhưng chặng đường vẫn còn rất dài. Cái người dân mong mỏi, là được nhìn thấy một Hoàng thành Thăng Long “bằng xương, bằng thịt” chứ không phải hình dung qua những hố đào. Tư liệu về điện Kính Thiên thời Lê và không gian phụ cận đã từng bước sáng tỏ. Đó là cơ sở để dư luận, giới khoa học chờ mong, sẽ sớm được thấy lầu gác Hoàng cung qua triển khai phục dựng điện Kính Thiên.

Đến Hoàng thành Thăng Long, ngay khi vội vã, tôi vẫn dặn mình bước chân chậm lại. Vì ở mảnh đất thiêng này, ngay dưới bước chân mình, chỉ vài nhát cuốc sâu là đã chạm vào quá khứ. Ở đó, có tiếng vọng ngàn năm của các bậc tiền nhân...

Trong những bức ảnh cũ, quần thể di tích lịch sử xưa là một công trình kiến trúc đồ sộ được dựng trên vùng đất kinh kỳ còn quạnh quẽ, thưa vắng.

Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long.

Trong hành trình học tập và phát triển tại UEF, mỗi sinh viên đều có những thầy, người cô đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mình. Trong đó, Phan Thị Vân Anh - cựu sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, khóa 2013 - 2017 lại càng có nhiều kỷ niệm khi gắn bó với Nhà trường không chỉ ở bậc đại học mà còn ở chương trình cao học. Dù ở chương trình nào, Vân Anh đều không ngừng học hỏi và phát triển nền tảng kiến ​​thức vững chắc mà ở đó các thầy cô vừa là người dẫn dắt về chuyên môn vừa là những người đồng hành, truyền động lực lớn trên con đường sự nghiệp.

Vân Anh chia sẻ rằng, chị gặp TS. Tăng Mỹ Sang - Phó Trưởng Khoa Tài chính - Kế toán ngay từ môn học đầu tiên trong chuyên ngành – Nhập môn Tài chính tiền tệ, vào năm 3 đại học. Chính từ lần đầu tiếp xúc với cô Mỹ Sang, Vân Anh cảm nhận được tình cảm và tâm huyết trong giảng dạy. Cô không chỉ hỗ trợ sinh viên tìm hiểu các môn học chuyên môn về kiến ​​thức mà còn quan tâm và sẵn sàng trợ giúp từng phần học tập của các bạn khi gặp khó khăn. Sự gần gũi, tận tâm của cô đã tạo cho Vân Anh sự an tâm và vững vàng hơn khi bước vào những thử thách đầu tiên trong chuyên ngành tài chính. "Trong suốt thời gian học, tôi được cô Sang hướng dẫn và hỗ trợ rất tận tình. Đến tận bây giờ khi ra trường, tôi vẫn luôn giữ ấn tượng rất tốt đẹp và nhớ về cô" - Vân Anh chia sẻ.

Kiến thức nền tảng cùng cách truyền đạt dễ hiểu của cô đã giúp Vân Anh trang bị được một nền tảng vững chắc, không chỉ phục vụ cho việc học mà còn tạo đà cho công việc sau khi tốt nghiệp. Đối với Vân Anh, TS. Tăng Mỹ Sang là một nhà giáo mẫu mực, một người cô đã gắn bó và đồng hành, giúp chị tự tin trên con đường theo đuổi lĩnh vực mình yêu thích. Kết thúc hành trình 4 năm, Vân Anh đã nhanh chóng bắt đầu công việc với chuyên ngành đã học nhưng vẫn luôn ấp ủ nguyện vọng học lên cao học để phát triển bản thân. Những năm tháng làm việc tại ngân hàng giúp chị tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời nhận thấy tầm quan trọng việc học hỏi không ngừng nghỉ. Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghiệp, Vân Anh đã quyết định quay lại UEF để tiếp tục chương trình học cao. Đây không chỉ là một bước tiến mới trong học vấn mà còn là cơ hội để chị quay về ngôi trường đã nuôi dưỡng những năm tháng thanh xuân của mình.

“Quay lại UEF, tôi cảm nhận được sự thân thuộc và gần gũi từ thầy cô và cả những người bạn đồng học. Đây là nguồn động lực giúp tôi bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp, không ngừng hoàn thiện bản thân” - Vân Anh bộc bạch. Sự hỗ trợ và động viên từ những người xung quanh đã giúp chị hoàn thành mục tiêu cao học, đạt được thành công mà trước đây từng mơ ước. Không chỉ có những người thầy, người cô mà mình luôn yêu quý, UEF còn là nơi để Vân Anh lưu giữ thanh xuân đẹp nhất trong đời. Từng là một cán bộ năng động, Vân Anh có nhiều cơ hội học tập và mở rộng các mối quan hệ thân thiết với thầy cô và các sinh viên khóa dưới. Sau khi ra trường, cô vẫn duy trì những kết nối những điều quý giá này như một cách để kết nối cùng những ký ức đẹp đẽ. “UEF không chỉ là nơi học tập mà còn là ngôi nhà thứ hai, là nơi tôi đã trải qua những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp và ý nghĩa nhất” - Vân Anh tâm sự.

Với Vân Anh, UEF không ngừng xây dựng môi trường học tập gắn chặt giữa thầy cô và sinh viên, giúp sinh viên luôn cảm thấy được lắng nghe và chia sẻ thông tin qua các hoạt động trao đổi, phản ánh hồi phục và đánh giá hai chiều. Cựu sinh viên, học viên này cho biết thêm: "Không chỉ tôi mà rất nhiều bạn sinh viên đều ghi nhận các thầy cô ở UEF rất nhiệt tình và tận tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng đánh giá cao việc UEF luôn định hướng rõ ràng trong việc gắn kết sinh viên và thầy cô thông qua việc trao đổi 1 - 1, đánh giá hai chiều và feedback cuối khóa. Việc này giúp sinh viên được thể hiện quan điểm của mình cũng như có thể chia sẻ những điều tích cực đến quý thầy cô". Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Vân Anh cũng gửi lời tri ân chân thành đến tất cả các thầy cô tại UEF: “Chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe, năng lượng và hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt những thế hệ sinh viên, giúp các bạn tự tin bước vào tương lai. Chúc UEF ngày càng phát triển vươn tầm thế giới, trở thành nơi trở về đáng tự hào của tất cả chúng ta.” Những tình cảm chân thành của Vân Anh không chỉ là lời cảm ơn mà còn là minh chứng cho sự gắn bó bền chặt giữa các thế hệ sinh viên với mái nhà UEF. Tình thầy trò tại UEF vượt qua giới hạn tình cảm trong những năm học đại học, đó còn là mối dây liên kết chặt chẽ, trở thành nguồn động lực cho sinh viên trên hành trình chinh phục tương lai.

(LĐTĐ) Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024, sự kiện thường niên được mong đợi sẽ diễn ra vào Chủ nhật ngày 15/12 tại Đại sứ quán Cộng hòa Séc (số 13 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, không gian văn hóa đặc trưng châu Âu sẽ được tái hiện sinh động thông qua gần 40 gian hàng đa dạng.

(LĐTĐ) Sáng 11/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

(LĐTĐ) Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.

(LĐTĐ) Chưa đầy một tháng nữa, chúng ra sẽ bước sang năm mới Dương lịch, cuốn lịch trên tường đang ở những ngày cuối năm. Cuối tuần gió mùa về, cuộn tròn trong chăn bông mềm, ấm áp, đâu đó, vang lên bản nhạc Giáng sinh rộn ràng, ngắm mưa lất phất rơi, đọng lại thành những vệt dài trên cửa sổ, tôi cảm nhận được không khí lạnh len lỏi vào phòng, cảm nhận được sự biến chuyển của cả thời gian và thấy có chút bâng khuâng, có chút tiếc nuối cho một năm cũ sắp qua.

(LĐTĐ) Một ấn phẩm kỳ công, mang giá trị đặc biệt bởi trong từng trang sách đều hàm chứa “tham vọng” lan tỏa từ đội ngũ thực hiện. Có lẽ, sẽ không quá khi “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được đánh giá là cuốn sách “có một không hai”.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 mặc dù đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn in đậm trong lòng người dân Thủ đô và đông đảo du khách. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến được nhìn ngắm dưới góc độ mới mẻ hơn, sâu sắc và cũng đầy tự hào. Với khoảng 110 hoạt động khác nhau Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút hơn 30.000 người tham quan. Đây là kỳ lễ hội thành công nhất từ trước đến nay, với lượng công chúng tham gia vượt ngoài mong đợi. Để tạo được thành công này, Lễ hội thu hút gần 500 đơn vị phối hợp, khoảng 1.000 nhà sáng tạo, bao gồm nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển cùng chung tay để tạo nên một “Giao lộ sáng tạo” hoành tráng. Bên cạnh đó, 300 bạn trẻ trở thành tình nguyện viên, góp sức lan tỏa tinh thần sáng tạo của Thủ đô.

(LĐTĐ) Một sự kiện đón chào năm mới không thể bỏ lỡ cuối tháng 12 này, những sắc vàng rực rỡ của hàng triệu bông hoa hướng dương sẽ đưa bạn khám phá không gian của miền Viễn Tây nước Mỹ hoành tráng ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đó sẽ là lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước tới nay - SUNFLOWER FESTIVAL diễn ra từ ngày 21/12/2024 đến ngày 1/1/2025 tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn.

(LĐTĐ) Sáng nay (6/12), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung; đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Đình Yên Phú.

Ngày 4/12, tại Thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(LĐTĐ) Ngày 4/12, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (số 34 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ với chủ đề "80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam" nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).