Thời gian đi nghĩa vụ quân sự trong thời bình là 24 tháng (02 năm) và chỉ được kéo dài tối đa 06 tháng tính từ ngày nhập ngũ. Quy định chi tiết về thời gian đi nghĩa vụ quân sự như sau

Khi nào được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự?

Quy định về trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quận sự chi tiết tại Điều 5 của Luật Nghĩa vụ quân sự, Theo đó:

Người thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự, hoãn nghĩa vụ quân sự cần làm đơn gửi tới Hội đồng nghĩa vụ quân sự để trình bày rõ căn cứ bản thân thuộc trường hợp luật định để không bị gọi nhập ngũ.

+ Đăng ký thương hiệu độc quyền

Căn cứ quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nhập ngũ (hay đi nghĩa vụ quân sự) là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.

Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai.

Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì có thể xác định thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 sẽ diễn ra vào khoảng tháng 2/2024 hoặc tháng 3/2024.

Thời gian khám sức khỏe NVQS cho đợt nhập ngũ đầu năm 2024

Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2024

Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

Nghĩa vụ quân sự 2024 đi mấy năm?

Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ năm 2024

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); quyết định gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ cho địa phương cấp huyện.

- Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ cho địa phương cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ cho địa phương cấp xã; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.

- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày.

Căn cứ: Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015