Phương Pháp Nghiên Cứu Và Học Tập Môn Sinh Học
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Quan sát bức tranh ngôn ngữ học hiện đại, có thể thấy có khá nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau và mỗi đường hướng như vậy, tùy theo cơ sở triết học, lại có những cách hình dung về bản thể của đối tượng cũng hết sức khác nhau. Có thể nói, lịch sử ngôn ngữ học là lịch sử của các trường phái và tương ứng với chúng là cả một hệ phương pháp, hệ thủ pháp rất đa dạng, bên cạnh một số thủ pháp phổ biến chung cho mọi khoa học. Đặc điểm này không chỉ riêng của ngôn ngữ học. Có điều tính phủ định về mặt lí thuyết trong lĩnh vực này diễn ra với tốc độ quá nhanh. Và rõ ràng, muốn có được một cái nhìn tổng quát về một số phương diện hữu quan như cơ sở triết học, sự phát triển, tính kế thừa, những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung, quả không đơn giản, ngay đối với những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm.
Nội dung cuốn sách gồm hai phần có 16 chương sau:
+ Chương 1. Phương pháp luận và phương pháp luận ngôn ngữ học
+ Chương 2. Phương pháp luận của trường phái Geneva
+ Chương 3. Phương pháp luận của trường phái Prague
+ Chương 4. Phương pháp luận của trường phái Copenhagen
+ Chương 5. Phương pháp luận của trường phái cấu trúc luận Mĩ
+ Chương 6. Phương pháp luận của trường phái London
+ Chương 7. Phương pháp luận của ngôn ngữ tạo sinh
+ Chương 8. Phương pháp luận của ngôn ngữ tri nhận
+ Chương 9. Phương pháp luận của ngôn ngữ nhân chủng
+ Chương 10. Phương pháp, thủ pháp và phương tiện miêu tả
+ Chương 11. Phương pháp giải thích bên ngoài
+ Chương 12. Phương pháp giải tích bên trong
+ Chương 13. Các phương pháp logic học, toán học, ngôn ngữ học tâm lí
+ Chương 14. Phương pháp so sánh - lịch sử
+ Chương 15. Phương pháp lịch sử - so sánh
+ Chương 16. Phương pháp đối chiếu.
Nguyễn Thiện Giáp. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2015.
Bộ sưu tập số Lĩnh vực Giáo dục