Nước Thân Thiện Nhất Thế Giới
Top những đất nước sạch nhất thế giới năm 2024 bao gồm những quốc gia nào? Nếu bạn đang tìm kiếm những điểm đến thân thiện với môi trường và có chất lượng cuộc sống cao thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của MIA.vn. Họ cũng chính là hình mẫu cho các quốc gia khác trên con đường hướng đến mục tiêu cân bằng phát triển đi đôi với trách nhiệm sinh thái.
Những Ngày Kỷ Niệm & Ngày Nghỉ Lễ
Những Ngày Nghỉ Lễ của Hàn Quốc, Một sự cân bằng giữa truyền thống & hiện đại
Lễ hội Seollal và Chuseok là hai dịp nghỉ lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Người Hàn Quốc tổ chức lễ Seollal hay còn gọi là lễ chào đón Ngày Đầu Tiên của Năm Mới Âm Lịch (Lunar New Year’s Day) chứ không phải là Ngày Năm Mới tính theo Dương lịch (Ngày 1 tháng 1). Hầu hết Người Hàn Quốc trở về quê để thăm gia đình trong dịp lễ Seollal và Chuseok. Đó là lý do tại sao xe hơi xếp thành từng hàng kẹt cứng trên từng xa lộ giống như ở trong một bãi đỗ xe, đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ này.
Mình đã nhìn thấy cảnh tượng ấy ở trên tivi. Giờ thì mình đã hiểu nguyên nhân xảy ra việc tắc đường như thế. Họ thường làm gì trong kỳ nghỉ này vậy? Có trò chơi truyền thống nào hay họ có tổ chức bất cứ sự kiện đặc biệt nào không?
Có chứ, mặc áo Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc), Người Hàn Quốc có tập tục làm lễ tưởng nhớ tổ tiên và đi thăm mộ ông bà, và họ cùng gia đình chơi những trò chơi truyền thống, ví dụ như; chơi Yut, một trò chơi truyền thống với bốn khúc gậy, Neolttwigi (bập bênh kiểu Hàn Quốc và chơi thả diều.
Tôi đã có lần chơi trò đó với những người bạn Hàn Quốc của tôi vào năm trước. Dường như trò đó rất đơn giản, nhưng thực sự vui vẻ! Tôi cho rằng đó là một trò chơi rất phù hợp để chơi cùng với gia đình. Theo tiếng Hàn thì nó được gọi là "Yunnori", đúng không?
Đúng rồi, đó là những gì người ta gọi, 4 Yut (khúc gậy) được sử dụng. Phần trên của khúc gậy được quấn bằng dải băng đậm màu và phần cuối thì phẳng và được quấn băng màu sáng hơn. Bạn ném chúng lên không trung, rồi xác định ra đội nào lên hoặc xuống và di chuyển khúc gậy của bạn cho tới khi đến mục tiêu (điểm xuất phát). Thường có năm khúc gậy được sử dụng trong một cuộc chơi. Bạn có thể di chuyển những khúc gậy của mình bằng cách dựng chúng lên nhau; bằng cách này có thể dễ dàng chiến thắng cuộc chơi hơn, nhưng cũng dễ thua cuộc hơn. Bởi vì người chơi được phép đuổi những khúc gậy của người chơi khác và giành lấy chúng. Nếu giành được, người thua cuộc nên đầu lại từ đầu nhưng người chơi đã giành được gậy có thể có thêm một cơ hội quăng các khúc gậy Yut đi! Vì thế điều rất quan trọng là phải kiểm soát được sự chuyển động của các khúc gậy.
Cảm ơn bạn đã giải thích cách chơi. Mình có thể chơi trò "Yunnori" tối nay không? Mình nghĩ là tốt hơn nên chơi ngay bây giờ!
Bản Tin Yonhap Thông tin Tiện lợi & có hệ thống về các Lễ hội Hàn Quốc trên trang web Thông tin Lễ hội Hàn Quốc http://www.efestival.co.kr
Nếu bạn muốn xem và trải nghiệm những trò chơi truyền thống của Hàn Quốc, hãy ghé thăm trang web "Làng Dân Gian Hàn Quốc" (The Koean Folk Village)
Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
GDP bình quân đầu người thường được dùng để xếp hạng mức độ giàu có của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo lý giải của World Population Review, GDP bình quân đầu người “không tương ứng với mức lương bình quân mà một người sống ở một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định kiếm được”.
“Ví dụ, GDP bình quân đầu người của Mỹ năm 2019 là 65.279,5 USD, nhưng mức lương bình quân năm tại quốc gia này là 51.916,27 USD và mức lương trung bình là 34.248,45 USD”, World Population Review giải thích.
Còn nếu xếp hạng dựa trên GDP, World Population Review, lưu ý: “Thậm chí ở những nước giàu nhất, vẫn có một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo và thậm chí ở những nước nghèo nhất, vẫn có những bộ phận dân chúng cực giàu. Tuy nhiên, GDP là một chỉ số công bằng phản ánh sức khỏe tài chính tổng thể của một quốc gia”.
Khi xếp hạng dựa trên GDP, những nước giàu nhất là những nền kinh tế lớn nhất. Dựa trên dữ liệu GDP năm 2021 của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), 10 quốc gia giàu nhất thế giới gồm:
Tuy nhiên, theo World Population Review, có một thực tế là giá trị GDP đôi khi có thể bị "bẻ cong" bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, một quốc gia (như Ireland và Thụy Sỹ) được xem là các"‘thiên đường thuế" nhờ các quy định có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ.
“Với những quốc gia này, một phần lớn các giá trị được tính là GDP trên thực tế có thể là tiền của các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào quốc gia đó, thay vì là thu nhập thực sự nằm ở quốc gia đó”.
Mỹ được xem nhiều tổ chức giám sát tài chính quốc tế xem là một “thiên đường thuế”.
Dựa trên GDP bình quân đầu người, 10 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới gồm:
Luxembourg, cũng thường được xem là một “thiên đường thuế”, lại có một điểm đặc biệt khác. Đó là quốc gia này có tỷ lệ người lao động xuyên biên giới cao – gần 212.000 người trong quý 2/2021.
“Mặc dù nhóm lao động này đóng góp vào sự giàu có của Luxembourg. Nhưng họ không được tính đến khi tính GDP bình quân đầu người, dẫn tới chỉ số này thường ở mức cao hơn thực tế”, đài truyền hình RTL của Luxembourg phân tích.
Theo Forbes, ngoài dân số nhỏ, các yếu tố chính giúp các quốc gia nhỏ như Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore, lọt vào danh sách này gồm có cấu trúc tài chính phức tạp, cơ chế thuế được thiết nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài chuyên nghiệp...
Các quốc gia khác trong danh sách này như Qatar, Brunei và UAE sở hữu trữ lượng hydrocacbon khổng lồ cùng nhiều tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác. Còn Macao, đặc khu hành chính của Trung Quốc, là thiên đường cờ bạc của châu Á, nơi có các sòng bạc thu hút đông đảo khách du lịch giàu có.
Để giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố trên khi đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia, nhiều nhà kinh tế theo dõi GNI - chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm.
Dù đánh giá theo cách nào, tất cả các chỉ số năm 2022 đều được điều chỉnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động, đồng thời nhiều người lao động phải làm việc từ xa, cùng nhiều thay đổi khác.
Theo Global Finance, Luxembourg đã vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu. Năm 2014, nước này đạt mốc GDP bình quân đầu người 100.000 USD.
"Luxembourg sử dụng một phần lớn tài sản trong nước để cung cấp nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn cho người dân. Người Luxembourg hiện được hưởng mức sống cao nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)”, Global Finance nhấn mạnh.
Luxembourg là một quốc gia nhỏ không giáp biển, nằm ở Tây Âu và giáp với Bỉ, Pháp và Đức. Với dân số 642.371 người, Luxembourg có GDP bình quân đầu người năm 2021 là 140.694 USD, là quốc gia giàu nhất thế giới xét theo tiêu chí này. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này chỉ là 5% và tuổi thọ bình quân của người dân là 82. Các dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông công cộng được miễn phí cho toàn dân.
Chính phủ Luxembourg cũng được đánh giá là hoạt động hiệu quả, duy trì nền chính trị và kinh tế ổn định cùng mức sống cao cho người dân.
Thác Angel là thác nước cao nhất trên cạn với chiều cao 979 m và chiều rộng 150 m ở đáy, tương đương 3 tháp Eiffel xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, thác Angel không phải thác nước lớn nhất thế giới. Danh hiệu đó thuộc về thác nước eo biển Đan Mạch, khối nước dốc thẳng xuống ở eo biển giữa Greenland và Iceland, có nghĩa thác nước lớn và cao nhất thế giới này nằm dưới nước, theo Live Science.
Điều đó có thể xảy ra bởi chênh lệch nhiệt độ và độ mặn cung cấp sức mạnh cho phần lớn dòng hải lưu đại dương, theo Anna Sanchez Vidal, giáo sư khoa học hàng hải ở Đại học Barcelona tại Tây Ban Nha. Eo biển Đan Mạch vắt qua Vòng cực Bắc, đóng vai trò như chiếc phễu để nước vùng cực đổ từ các biển Bắc Âu vào Đại Tây Dương. Nhưng giống như mọi nơi khác trong đại dương, nước trong khu vực không đồng nhất.
Ở phía bắc eo biển Đan Mạch, nước bề mặt tiếp xúc với không khí Bắc Cực lạnh giá và trở nên lạnh hơn do một phần nước đóng băng, dẫn tới muối tập trung ở khu vực không đóng băng. Nước biển mặn và lạnh đặc hơn nước ấm, do đó chìm xuống đáy biển, trong khi lớp nhẹ hơn nổi lên bề mặt. Sự trao đổi này tiếp năng lượng cho dòng hải lưu sâu chảy về phía nam qua eo biển, đổ vào biển Irminger ở Bắc Đại Tây Dương.
Tất nhiên, những thác nước luôn có vách đá hoặc đường dốc, và eo biển Đan Mạch không phải ngoại lệ. Một gờ dốc 3.500 m ở đáy biển gần mũi phía nam Greenland được tạo ra bởi sông băng cách đây 11.500 - 17.500 năm, trong kỷ Băng Hà cuối cùng. Nước ở đáy biển chảy về hướng nam qua eo biển lao qua rìa gờ dốc và đổ xuống theo sườn của nó, tạo thành thác nước bên dưới lớp nước bề mặt ấm hơn của biển Irminger.
Dù đáy biển dốc xuống hơn 3.500 m, phần nước chảy tràn chỉ cao khoảng 2.000 m, gấp đôi chiều cao của thác Angel, do đổ vào một hồ sâu chứa nước lạnh và đặc. Thác nước này rất ấn tượng do không giống thác nước trên cạn, theo Mike Clare, trưởng nhóm hệ thống địa chất hàng hải tại Trung tâm hải dương học quốc gia của Anh ở Southampton. Ví dụ, phần nước chảy tràn rộng bằng eo biển Đan Mạch, có nghĩa nó trải rộng trên 480 km đáy biển. Kết quả là nước chảy xuống ở tốc độ chỉ khoảng 0,5 m/s, chậm hơn nhiều so với tốc độ đi bộ và thua xa tốc độ dòng chảy ở thác Niagara (109 km/h), hay 30,5 m/s.
Nước lạnh chảy qua eo biển Đan Mạch là một phần trong hệ thống hải lưu đại dương có tên Atlantic Meridional Overturning Circulation (AMOC), đưa nước ấm về hướng bắc và nước lạnh về hướng nam theo hình vòng tròn dài ở Đại Tây Dương. Sau khi rời khỏi eo biển Đan Mạch, nước lạnh tiếp tục hành trình về hướng nam tới Nam Cực, ấm dần và nhô lên mặt biển (gọi là nước trồi) rồi quay trở lại để hoàn thành chu kỳ ở Bắc Cực.
Vidal chia sẻ hiện nay, thác nước đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Chỏm băng tan chảy và đại dương ấm lên bơm nhiều nước ngọt vào hệ thống, làm chậm tốc độ của AMOC. Nếu AMOC không còn di chuyển, thác nước eo biển Đan Mạch sẽ bị giảm mật độ và ngừng chảy.