Lịch sử Phật giáo Việt Nam (bìa mềm)

từ vựng chuyên ngành Du lịch Khách sạn Nhà hàng - Anh Việt Hàn

Tác giả: ThS. Lê Huy Khoa - ThS. Võ Thụy Nhật Minh

Nghệ thuật sân khấu: hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945

Cuối thế kỷ XIX chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về mọi phương diện trong sinh hoạt kinh tế, truyền thông, văn hóa... ở Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung. Quyển sách này trình bày một số sự kiện trong lãnh vực văn hóa từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến khi Việt Nam độc lập năm 1945. Sài Gòn là vùng đất mới gồm đủ loại thành phần các lưu dân và là nơi bị ảnh hưởng của Tây phương đầu tiên. Văn hóa nghệ thuật sân khấu, sinh hoạt xã hội, kinh tế thay đổi nhanh chóng vào đầu thế kỷ XX khi một hình thái mới của nghệ thuật sân khấu là cải lương phát triển nhanh chóng từ sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và nghệ thuật kịch nói Tây phương. Gần đây chúng ta thường nghĩ và cho rằng cải lương là loại hình nghệ thuật sân khấu đa số dành cho giới bình dân và chỉ trong môi trường đó cải lương mới phát triển và sống được. Nhưng thực sự thì sự hình thành của cải lương ban đầu là do sự tham gia và nâng đỡ của tầng lớp trí thức thượng lưu theo Tây học hay bị ảnh hưởng của văn hóa Tây phương trong các thập niên 1920 và 1930. Cải lương tồn tại và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ đầu là nhờ sự tham gia của họ vào sự thay đổi, cải biến hay cải lương hóa môn nghệ thuật hát bội truyền thống cho thích ứng với thời đại. Khi cải lương đã trở thành phổ quát và được ưa chuộng hầu hết trong xã hội ở mọi tầng lớp, thì vai trò của các lớp trí thức tinh hoa xã hội mới không còn. Trong thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, hát bội cũng phát triển mạnh so với thời kỳ xao lãng sau khi Tổng trấn Gia Định thành mất. Thời kỳ “phục hưng” này của hát bội, trước khi cải lương chiếm thế thượng phong, một phần cũng là do sự chú ý của người Pháp và thành công của hát bội ở các Hội chợ thế giới 1889, 1900 ở Paris gây nên một phong trào thưởng lãm, nghiên cứu và phát triển các gánh hát bội của các nhà trí thức và tư sản ở Sài Gòn và Nam kỳ như Lương Khắc Ninh, Diệp Văn Kỳ, Lê Thị Thiên. Hai thập niên đầu thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời của rất nhiều sách dịch ra quốc ngữ hay sáng tác các tuồng hát bội, bài ca tài tử từ các nhà xuất bản, nhà in mà đa số là do người Việt làm chủ như Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn Viết, Huỳnh Kim Danh... Số lượng các đầu sách về tuồng hát bội, tuồng thơ, bài ca tài tử rất nhiều và hơn cả các giai đoạn sau cho đến ngày nay, cho thấy hát bội và đờn ca tài tử trong giai đoạn 1900-1920 rất phổ thông trong quần chúng và tác giả các tuồng hát bội, bài ca tài tử có cơ hội để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Sự tiến hóa từ hát bội và kết hợp nhạc tài tử, ca ra bộ với kỹ thuật sân khấu kịch Âu châu đến nghệ thuật cải lương cần có ý thức, tư tưởng đổi mới và thấm nhuần cả hai nền văn hóa, Việt Nam truyền thống và văn hóa Pháp. Chúng ta phải kể đến Lương Khắc Ninh, Nguyễn Liên Phong, Nguyễn Tùng Bá, Nguyễn Trọng Quyền, Trương Duy Toản, Diệp Văn Kỳ, Hồ Biểu Chánh, Trương Văn Bền, Trần Đắt Nghĩa, Pierre Tú, André Thận, cô Ba Ngoạn,... những người tiên phong truyền bá, viết tuồng theo phong cách tân thời và phỏng theo tiểu thuyết xã hội, các thương gia, chủ nhà máy, kỹ nghệ gia, hay những người mở gánh hát là những trí thức bị ảnh hưởng Tây học. Hội các thương, kỹ nghệ gia người Việt Nam ở Nam kỳ (Association des commerçants et industriels Annamites de Cochinchine) cùng các hội đoàn, câu lạc bộ thể thao, chủ các tờ báo, nhà in,... tập hợp tầng lớp tinh hoa ở Sài Gòn và Nam kỳ đã hỗ trợ, nâng đỡ và tham gia vào hoạt động sân khấu cải lương trong những năm đầu từ cuối thập niên 1910 đến thập niên 1930. Đầu thập niên 1920, sau phong trào Minh Tân, nhiều người Việt, đa số ảnh hương theo Tây học, đã tham gia và thành công trong thương trường. Các nhà doanh nghiệp kỹ nghệ người Việt đã thành lập Hội Kỹ nghệ và thương gia người Việt. Hội hỗ trợ các hoạt động doanh nghiệp và giúp đỡ doanh nhân Việt Nam phát triển khuếch trương kỹ nghệ và thương mại ở Sài Gòn và các tỉnh. Hội Kỹ nghệ và thương gia người Việt là một trong nhiều tổ chức của các thành phần ưu tú trong xã hội bảo trợ và ủng hộ sân khấu nghệ thuật cải lương (théâtre reformist). Cải lương phản ảnh sự thay đổi lớn lao trong xã hội, những kỷ cương truyền thống của xã hội Á Đông đã bị ảnh hưởng do sự tiếp nhận văn hóa, văn minh và lối sống Âu Tây vào đầu thế kỷ XX. Những vở tuồng xã hội cho thấy vai trò phụ nữ đã được giải phóng về phương diện gia đình, tự do tình yêu và tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa mà trước đây họ bị gò bó. Những sự thay đổi này đã gây ra nhiều tranh luận trên báo chí, bên cạnh những tranh luận về vai trò của sân khấu cải lương trong sự đổi thay, truyền bá tư tưởng mới. Cuốn sách này dựa trên một số tư liệu sách báo nhằm mục đích phác họa cho độc giả thấy bối cảnh và sự phát triển của các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát bội, nhạc tài tử, ca ra bộ, cải lương và sự phong phú của lịch sử nghệ thuật sân khấu ở Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1945. Nguyễn Đức Hiệp

V/v: Kế hoạch tuyển lao động đi làm việc có thời hạn

theo hợp đồng tại Nhật Bản năm 2022 của BẢO VIỆT.,JSC

Căn cứ vào giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài số 1083/LĐTBXJ-GP/LĐTBXH-GP của Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội;

Căn cứ kế hoạch tiếp nhận lao động các Tổ chức, Nghiệp đoàn Nhật Bản.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BẢO VIỆT (BẢO VIỆT.,JSC) liên tục tuyển dụng lao động đi Nhật Bản và HỖ TRỢ VAY VỐN LÊN ĐẾN 70% KHÔNG LÃI SUẤT theo hợp đồng năm 2022, cụ thể như sau:

Nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của Nhật Bản trong năm 2022 vẫn là chương trình Lao Động kỹ năng và kỹ sư.

Người lao động tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản của Bảo Việt.,JSC, sẽ được tư vấn lựa chọn các đơn hàng phù hợp với sức khỏe, năng lực và kinh nghiệm, cụ thể:

1.1. Đối với Xuất Khẩu Lao Động thông thường

- Chế biến thực phẩm, thủy/hải sản (cơm hộp, thức ăn ăn kèm, thức ăn lẩu..);

- Đóng gói sản phẩm (thùng carton, hàng hóa..);

- Lắp ráp linh kiện máy móc (điện tử, ô tô, phụ kiện..);

- Cơ khí (tiện, phay, bào, hàn điện, hàn C02, dập kim loại, sửa chữa bảo dưỡng ô tô…);

- Chế tạo và vận hành máy; Sơn gò hàn; Điện; Tự động hóa; Công nghệ vật liệu…

- Xây dựng (mộc, nề, sơn, cốt pha, giàn giáo…);

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).

XEM CÁC ĐƠN HÀNG THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG ĐANG TUYỂN TẠI ĐÂY

1.2. Chương trình thực tập sinh điều dưỡng

Chăm sóc người già và các công việc khác liên quan.

XEM CÁC ĐƠN HÀNG ĐIỀU DƯỠNG ĐANG TUYỂN TẠI ĐÂY

- Nam, Nữ độ tuổi từ 18-38 tuổi, có sức khỏe tốt (đơn hàng tay nghề/hoặc xây dựng có thể lấy đến 35- 40 tuổi, sẽ được Công ty tư vấn trực tiếp); Tốt nghiệp cấp 2 hoặc cấp 3 trở lên tùy đơn hàng; Chưa từng tham gia chương trình TTS kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản;

- Ưu tiên lao động có kinh nghiệm và kỹ năng theo ngành nghề đăng ký tham gia XKLĐ;

- Không mắc bệnh truyền nhiễm như: Viên gan B, giang mai, lậu, HIV, lao phổi…

Có 02 dạng hợp đồng: 01 năm và 3 năm. Trong đó, hợp đồng 01 năm chủ yếu là các ngành nghề như: Thực phẩm, giặt là, thu hoạch nông nghiệp, chế biến thủy sản…Còn hợp đồng 3 năm chủ yếu là dành cho thực tập sinh kỹ năng và tu nghiệp sinh ngành: Xây dựng, kỹ sư, IT, cơ khí, hộ lý, điện tử…

- Trong 01 tháng đầu tiên, lao động được hưởng trợ cấp thực tập kỹ năng trung bình từ 60.000 đến 70.000 yên/tháng (tương đương 12-14 triệu đồng/tháng).

- Thời gian làm việc tiếp theo, lao động sẽ được áp dụng mức lương theo hợp đồng thực tập sinh, mức tối thiểu khoảng 15-21 man/tháng trở lên (tương đương 32-45 triệu đồng/tháng), chưa bao gồm tiền làm thêm giờ.

- Đối với thực tập sinh điều dưỡng: Lương cơ bản 170.000-220.000 yên/tháng, tương đương 35-45 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm phụ cấp tăng ca và làm thêm.

* Người lao động sẽ tích lũy sau 03 năm làm việc trung bình từ 800.000.000-1,5000.000 đồng. TTS sẽ được chính phủ Nhật Bản hoàn thuế...khoảng 80 - 120 triệu đồng, khi hết hạn hợp đồng về nước.

Sau khi hoàn thành Hợp đồng về nước tối thiểu 15 ngày, nếu TTS có nguyện vọng tiếp tục gia hạn thêm 02 năm (mức lương sẽ cao hơn nhiều), cần liên hệ trực tiếp với công ty để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương; Giấy khai sinh; Hộ khẩu gia đình; CMTND (02 mặt photo trên cùng 01 mặt giấy A4: công chứng;

- Bằng tốt nghiệp PTTH và các bằng cấp khác (nếu có): photo công chứng;

- Giấy xác nhận nhân sự, xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Hộ chiếu (hoặc giấy hẹn hộ chiếu); Ảnh (áo sơ mi có cổ, nền trắng, chụp trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) gồm: 4 x 6 (12 chiếc), ảnh 3 x 4 (12 chiếc): 01 ảnh gia đình (chụp toàn cảnh ngôi nhà cùng với người thân của NLĐ);

- Giấy Khám sức khỏe: Do các Bệnh viện Việt Nam được cấp phép theo quy định.

- Nhận hồ sơ vào các ngày thứ 2 đến thứ 7 (buổi sáng) hàng tuần;

- Hình thức tuyển dụng: Phỏng vấn, Test IQ và thể lực;

- Người lao động qua vòng sơ tuyển sẽ làm hồ sơ, khám sức khỏe.

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

Ứng viên tham gia đăng ký trực tiếp tại công ty phái cử, tuyệt đối không qua môi giới, trung gian

Cán bộ tư vấn chính xác chi phí, không mập mờ, không phát sinh

Ứng viên tham gia có chỗ ăn, học, ở tại trường, được hỗ trợ toàn bộ chi phí khám sức khỏe tại bệnh viện

Trực thuộc Bộ Lao động - Thương Binh & Xã Hội

Cơ sở 1: 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 2: 59 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

Trung tâm đào tạo 1: Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

Trung tâm đào tạo 2: Cầu Diễn, Hà Nội

Trung tâm đào tạo 3: Pháp Vân, Hà Nội

Trung tâm đào tạo 4: Tp Hưng Yên, Hưng Yên

Tokyo, Taito-ku, Higashiueno, 3 Chome-39-10 Kowa Building 402

Aichi-Aichi-ken, Nagoya-shi Minato-ku, Shichibancho, 3-13-12 Cosmoheim, Shichibanchi 705

Fukuoka Fukuoka-ken, Fukuoka-shi Hakata-ku, Morooka, 4-29-4, Florence, 201

Chiba ken, Matsudo shi, Shinmatsudohgashi 3-1 Maison Aesop Sh

Chiba ken, Matsudo shi, Shinmatsudohgashi 3-1 Maison Aesop Sh

HOTLINE 0349631269 zalo : 0975126966