(ĐTCK) Các trung tâm sản xuất lớn của Đông Nam Á sẽ tăng mức lương tối thiểu trong nửa cuối năm nay, điều này có khả năng khiến các công ty phải xem xét lại chiến lược đầu tư vào khu vực này.

Khu vực Đông Nam Á có mấy nước?

Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, đó là:

Trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).

Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn

Vậy thì Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?

Đông Nam Á gồm 02 bộ phận là đất liền và hải đảo:

Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên là bán đảo Trung Ấn, Sở dĩ phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ.

Phần đất liền của Đông Nam Á bao gồm các nước sau: Việt Nam, Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia.

Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? Vị trí của Đông Nam Á? Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc gia? (Hình từ Internet)

ASEAN và các Quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 2 Hiến chương ASEAN 2007 có nêu rõ nguyên tắc hoạt động của ASEAN và các Quốc gia thành viên như sau:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

- Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và công bằng xã hội;

- Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia

- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy

Mới đây, Acumen, Tổ chức tư vấn giáo dục quốc tế dẫn thống kê của UNESCO cho thấy Việt Nam có hơn 132.000 du học sinh trong giai đoạn 2021-2022. Xếp ngay sau là Malaysia và Indonesia, mỗi nước có khoảng 56.000 du học sinh. Xếp ở vị trí thứ 3 là Thái Lan, khoảng 32.000 du học sinh.

Việt Nam là quốc gia có số lượng du học sinh nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Trước đây, Mỹ, Úc, Canada được xem là thị trường du học truyền thống của người Việt. Song đến thời điểm hiện tại, du học sinh Việt đang ngày càng đổ về các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Theo dữ liệu của UNESCO, Úc là quốc gia có số lượng sinh viên Indonesia du học cao nhất, theo sau là Malaysia, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Sinh viên Malaysia quan tâm đến Vương quốc Anh, Úc, Mỹ. Tuy nhiên, du học sinh Việt Nam lại tập trung nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo ICEF, việc lựa chọn du học tại các quốc gia trong khu vực châu Á vừa giúp tiết kiệm chi phí do gần về vị trí địa lý, vừa được lựa chọn học tập tại các trường đại học top đầu. Theo thống kê của Times Higher Education, năm 2024, 33 trường đại học của châu Á được lựa chọn vào bảng xếp hạng này (tăng từ 28 lên 33 trường). Dẫu Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng các trường nằm trong bảng xếp hạng này nhiều nhất. Tuy nhiên chi phí cho việc học tập tại đây khá đắt đỏ.

Minh chứng cho điều này, công ty công nghệ giáo dục ApplyBoard (Canada) đã thống kê rằng học phí ở Anh, Mỹ dao động 300 triệu-1,2 tỷ đồng/năm, cao nhất trong các nước có nhiều sinh viên quốc tế nhất (bao gồm: Úc, Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…)

Cụ thể, tại Mỹ, để theo học chương trình cử nhân (4 năm), bạn sẽ phải chi trả 12.000-50.000 USD/năm (295 triệu đồng - 1,2 tỷ đồng). Theo số liệu của tổ chức xếp hạng đại học USNews, từ 2003 đến 2023, học phí các đại học công lập ở Mỹ tăng 141% với sinh viên nước ngoài. Ở các đại học tư, học phí tăng 134%.

Tại Anh, với chương trình đại học (3-5 năm), du học sinh sẽ phải số tiền khoảng 11.000-25.000 GBP/năm (343 - 781 triệu đồng).

Trong khi đó, với chương trình cử nhân tại trường đại học quốc gia và công lập sinh viên Việt Nam du học ở Nhật Bản sẽ phải chi trả khoảng 540.000 JPY/năm (khoảng 88 triệu đồng). Với các trường đại học tư thục, mức giá cao hơn, khoảng 700.000-875.000 JPY/năm (114-143 triệu đồng).

Đối với những bạn chọn Hàn Quốc là điểm đến để theo học chương trình cử nhân, chi phí ước tính 20.000-25.000 USD/năm (493-616 triệu đồng).

ICEF khẳng định Việt Nam nằm trong top 10 thị trường hàng đầu thế giới về sự dịch chuyển của sinh viên ra nước ngoài. Người Việt trong top 5 về số sinh viên quốc tế ở Mỹ, top 2 ở Nhật, top 6 ở Úc, số 1 ở Đài Loan (Trung Quốc).

Xu hướng du học của sinh viên Việt Nam phổ biến đến mức các trường đại học trải dài từ Phần Lan đến Hàn Quốc đều coi Việt Nam là quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng sinh viên. Thậm chí Quốc hội Mỹ còn đưa ra một chương trình học bổng, Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) vào năm 2003 để thu hút sinh viên.

Tính đến giữa tháng 11, Malaysia đón 26 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất Đông Nam Á, Thái Lan đứng thứ hai với 23,3 triệu lượt.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục quản lý xuất nhập cảnh Malaysia, trong 11 tháng đầu năm 26 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm quốc gia này, trở thành quốc gia Đông Nam Á đón nhiều khách quốc tế nhất. Thái Lan đứng thứ hai với 23,4 triệu lượt khách, tiếp đến là Singapore với hơn 11,3 triệu. Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách với 11,2 triệu lượt.

Bộ trưởng Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Datuk Seri Tiong King Sing hy vọng lượng khách du lịch tiếp tục tăng sau khi Malaysia áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách Trung Quốc và Ấn Độ từ 1/12.

Trong 26 triệu lượt khách quốc tế đến Malaysia, khách Singapore chiếm nhiều nhất với hơn 12,6 triệu lượt. Tiếp theo là Indonesia với 3,1 triệu lượt, Thái Lan 2 triệu lượt, Trung Quốc 1,4 triệu lượt, Brunei 900.000 lượt, Ấn Độ 780.000 lượt.

Năm 2019, Malaysia đón 26,1 triệu du khách quốc tế trước khi giảm 83,4% xuống còn 4,33 triệu vào năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát. Năm 2021, nước này đón 130.000 lượt và tăng trở lại 10,1 triệu lượt vào năm 2022.

Anh Minh (Theo New Strait Times)