Luật Bảo Vệ Môi Trường Của Doanh Nghiệp
Ông Vũ Văn Đắc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường Thuận Thành cho biết, Thuận Thành EJS là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại (thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy). Thấu hiểu việc thu gom, đặc biệt là công tác phân loại xử lý chất thải, chất thải nguy hại là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải là doanh nghiệp có tâm và có tầm để có thể đầu tư máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm xử lý triệt để các chất huy hại từ rác, trước khi thải ra môi trường, hoặc tái chế xử dụng.
Thuế phí môi trường là gì? Tại sao có doanh nghiệp vừa đóng thuế vừa nộp phí bảo vệ môi trường?
Về thuế bảo vệ môi trường, theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa thuế bảo vệ môi trường như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
Như vậy, có thể thấy thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường là hai khoản tiền khác nhau, có mục đích và vai trò khác nhau. Nên hiện nay có nhiều trường hợp một doanh nghiệp, tổ chức vừa nộp thuế bảo vệ môi trường vừa nộp phí bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp có bắt buộc vừa đóng phí vừa nộp thuế bảo vệ môi trường không? Thuế bảo vệ môi trường có gì khác phí bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)
Tại sao phải áp dụng song song cả thuế phí bảo vệ môi trường?
Trước khi thuế bảo vệ môi trường ra đời, nhiều loại phí đã được áp dụng trong lĩnh vực môi trường (phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản) đều là những công cụ tài chính và đều hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên giữa thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường có sự khác biệt nhất định về người chịu thuế/phí, đối tượng chịu thuế/phí, mục đích, tình chất nguồn thu:
- Thứ nhất về người chịu thuế/phí: người chịu thuế bảo vệ môi trường là người sử dụng hàng hóa tác động xấu đến môi trường mà người nộp thuế bảo vệ môi trường là người nộp thay người chịu thuế, tức là khoản thuế bảo vệ môi trường không tác động trực tiếp đến người nộp. Còn phí bảo vệ môi trường thu trực tiếp vào chủ thể xả thải gây ra ô nhiễm gây ra những tác động về mặt kinh tế đối với người nộp phí.
- Thứ hai về đối tượng chịu thuế/phí và mục đích: thuế bảo vệ môi trường đánh thuế dựa vào hành vi sử dụng hàng hóa gây ra tác động xấu tới môi trường. Còn phí bảo vệ môi trường được áp dụng đối với hành vi xả chất thải có hại từ giai đoạn sản xuất hàng hóa. Bởi lẽ phí bảo vệ môi trường có mục đích tác động vào quá trình sản xuất (như về quy trình, công nghệ…) nhằm làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, hạn chế việc xả thải và làm nguồn thu cho hoạt động cải thiện môi trường. Trong khi đó, thuế bảo vệ môi trường hướng đến việc định hướng đối với tiêu dùng nhằm hạn chế các loại hàng hóa gây ô nhiễm.
- Thứ ba về tính chất nguồn thu từ thuế và phí bảo vệ môi trường, thuế bảo vệ môi trường không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp và được đóng góp vào ngân sách nhà nước. Phí bảo vệ môi trường có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, các khoản phí bảo vệ môi trường tính pháp lý thấp và mức thu thấp nên tác dụng chưa mạnh. Trong khi thuế bảo vệ môi trường khi được ban hành thành Luật có tính pháp lý cao với mức thu ổn định đảm bảo được những hiệu quả nhất định. Như vậy, thuế và phí bảo vệ môi trường có đối tượng khác nhau, đánh vào những giai đoạn khác nhau và thuế bảo vệ môi trường không thể thay thế cho phí và ngược lại.
Quy định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường năm 2022?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:
Ngoài ra, tại Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về đối tượng không chịu thuế bằng cách loại trừ các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, đồng thời áp dụng nguyên tắc chỉ thu thuế cho việc sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm tại Việt Nam. Theo đó đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
Ngày 8/3/2019, tại Hà Nội, hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân, tình nguyện viên tại nhiều tỉnh, thành phố đã xuống đường để nhặt rác hưởng ứng sự kiện “Chiến dịch nhặt rác toàn quốc ngày 8/3”.
Các doanh nhân, tình nguyện viên nhặt rác khu Tràng Tiền và Bờ Hồ, Hà Nội
Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một quốc gia có nhiều rác thải. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống của mỗi chúng ta cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Trashpackers, là cộng đồng những người tự nguyện nhặt rác phát triển trên 43 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù mới thành lập cuối năm 2018 nhưng Trashpackers đã tạo ra rất nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho môi trường điển hình như sự kiện nhặt rác đêm Giáng Sinh tại 3 tỉnh thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Quảng Trị; làm sạch bờ biển Vĩnh Lương tại Nha Trang, biến khu rác tồn đọng nhiều năm trở thành sân cát chơi bóng cho trẻ...
Với mục tiêu là biến Việt Nam trở thành Top 3 quốc gia sạch nhất Đông Nam Á, Trashpackers Vietnam Team tổ chức ngày phụ nữ nhặt rác khắp toàn quốc để kỷ niệm ngày 8/3/2019. Sự kiện góp phần tích cực trong việc BVMT, đặc biệt cũng nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc BVMT. Đồng thời, Trashpackers Vietnam Team cũng mong rằng, qua đó sẽ có thêm nhiều tình nguyện viên để chung tay BVMT, xây dựng đất nước Việt Nam sạch, đẹp.