Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã có thông báo về việc Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc thông tin áp dụng mức lương tối thiểu năm 2023 đối với người lao động làm việc tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc tăng cường cơ chế đào tạo, tuyển chọn lao động nước ngoài vào làm việc

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động Việt Nam cho biết, thời gian tới, Hàn Quốc thông qua huy động hoặc sử dụng các dự án hỗ trợ bằng vốn ODA của Hàn Quốc tăng cường công tác đào tạo nghề ở nước phái cử từ đó tuyển chọn được nhiều người lao động có tay nghề phù hợp đưa sang làm việc tại quốc gia này.

Người lao động Việt Nam đi làm nông nghiệp tại Hàn Quốc. Ảnh: NN

Lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nếu được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì có thể làm việc liên tục tại Hàn Quốc tối đa 10 năm + a thời gian (a là thời gian phía Hàn Quốc sẽ xem xét và công bố sau) mà không cần xuất cảnh về nước làm các thủ tục tái nhập cảnh như hiện nay. Trong thời gian làm việc, đối tượng lao động này có thể chuyển đổi sang lao động lành nghề visa E-7 hoặc visa E - 4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.

Người lao động sau khi được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì trong khoảng thời gian nhất định sẽ phải làm việc ở doanh nghiệp được chỉ định mà không được chuyển nơi làm việc.

Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tiếp nhận trực tiếp từ nước phái cử thì thời gian cư trú liên tục tối đa lên tới 10 năm mà không cần phải về nước làm lại các thủ tục tái nhập cảnh. Trong thời gian làm việc cũng có thể chuyển đổi sang visa E-7 hoặc visa E - 4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch.

Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần phục hồi trong 6 tháng cuối năm, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Cụ thể, Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất năm 2022 với 67.295 người, tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 58.598 lao động, Hàn Quốc 9.968 lao động, Singapore 1.822 lao động, Trung Quốc 910 lao động, Romania 721 lao động, Hungary 775 lao động, Nga 467 lao động, Ba Lan 494 lao động và các thị trường khác.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo về việc Hàn Quốc sẽ tăng lương tối thiểu trong năm 2025 cho lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này.

Theo đó, mức lương tối thiểu mới được áp dụng cho năm 2025 sẽ tăng thêm 1,7% so với năm 2024.

Mức lương tối thiểu mới được Hàn Quốc áp dụng từ 1-1-2025 sẽ tăng thêm 1,7% so với năm 2024

Cụ thể, mức lương tối thiểu tính theo giờ là 10.030 won. Mức lương tối thiểu tính theo tháng đối với người lao động làm việc 40 giờ/tuần, 209 giờ lao động tiêu chuẩn (mỗi ngày làm việc 8 giờ) là 2.096.270 won.

Thời gian áp dụng từ ngày 1-1 đến hết ngày 31-12-2025. Phạm vi áp dụng đồng nhất trong tất cả doanh nghiệp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu theo giờ được xứ sở Kim Chi áp dụng hiện tại là 9.860 won. Mức lương tối thiểu tính theo tháng là 2.060.740 won, được áp dụng từ ngày 1-1 đến hết ngày 31-12-2024.

Hàn Quốc là một trong ba thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam đến làm việc

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội, Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao và môi trường làm việc tốt.

Số liệu thống kê từ đơn vị này cho thấy, có 66.300 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo 4 kênh hợp tác bao gồm: Chương trình EPS (thị thực E9) có 38.055 người, lao động chuyên môn kỹ thuật (thị thực E7) có 8.978 người (chủ yếu là lao động EPS chuyển đổi thị thực), thuyền viên tàu cá (thị thực E10) có 9.596 người và lao động thời vụ (thị thực C4 và E8) có 9.671 người. Số lao động cư trú, làm việc không hợp pháp giảm dần, hiện còn 16.300 người, chiếm 24,6% tổng số lao động đang làm việc tại thị trường này.

Năm 2023, Việt Nam phái cử được 15.120 lao động sang Hàn Quốc, cao nhất trong 10 năm gần đây. Bên cạnh Trung tâm lao động ngoài nước (Colab) đưa 10.900 lao động theo Chương trình EPS, năm 2023 còn có 35 doanh nghiệp phái cử 974 lao động chuyên môn, kỹ thuật (đến tháng 5/2024 là 1.646 người) và 17 doanh nghiệp phái cử 1.406 thuyền viên tàu cá, 12 địa phương đưa đi 1.840 lượt lao động thời vụ. Theo kế hoạch năm 2024, Việt Nam đưa 15.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc tiếp tục là một trong 3 thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt

6 tháng đầu năm 2024, thị trường Hàn Quốc tiếp tục là một trong ba thị trường tiếp nhận số lao động Việt Nam đi làm việc lớn nhất với hơn 5.500 lao động. Lao động sang Hàn Quốc phần lớn theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) và hợp tác lao động kỹ thuật theo thị thực E7, thời hạn làm việc trên 5 năm. Những lao động này cư trú và làm việc dài hạn tại Hàn Quốc với mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/ tháng.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.;