Với IELTS 4.5-5.0/9.0, thí sinh có thể được quy đổi thành 7 đến 9 điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển đại học.

Bảng quy đổi IELTS ở một số trường đại học:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Năm 2023, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cùng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT.

Cụ thể, thí sinh cần chứng chỉ quốc tế tiếng Anh (tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc kết quả trong kỳ thi SAT đạt từ 1100/1600, hay ACT đạt từ 22/36 (các chứng chỉ này phải còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển) và tổng điểm 2 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên (trong đó môn Toán là bắt buộc).

Riêng với các tổ hợp có môn Vẽ mỹ thuật, nhà trường quy định tổng điểm môn Toán của thí sinh với điểm môn này phải đạt từ 12 điểm trở lên.

Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2023 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại tốt, học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT và là học sinh các trường THPT đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS hoặc TOEFL iBT hoặc TOEIC, DELF hoặc TCF, HSK và HSKK, chứng chỉ Tin học quốc tế MOS (thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6/2023) có thể nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào trường.

Đối với phương thức xét tuyển kết hợp năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên thông báo ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt từ 5.5 trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương). Nhà trường lưu ý các thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định của ngành đào tạo theo phương thức xét tuyển.

Hàng loạt đại học quy đổi IELTS từ 5.5 sang điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển nhưng mức quy đổi không giống nhau, dao động 7,5-10.

Hơn 100 trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2024. Trong đó, khoảng 50 trường dùng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS để xét tuyển.

Các phương thức liên quan đến chứng chỉ này chủ yếu là ưu tiên xét tuyển hoặc xét kết hợp (quy đổi chứng chỉ thành điểm môn tiếng Anh, kết hợp với điểm thi tốt nghiệp hoặc học bạ THPT).

Đến nay, hơn 20 trường công bố mức quy đổi điểm IELTS. Khối trường kỹ thuật thường có mức quy đổi cao hơn các trường kinh tế.

Ví dụ, trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM, chấp nhận IELTS từ 4.5, cho thí sinh có chứng chỉ này 8 điểm. Nếu đạt IELTS 6.0, thí sinh đã được tính là 10 điểm tiếng Anh. Đại học Bách khoa Hà Nội hay Điện lực tính 10 điểm môn tiếng Anh cho thí sinh có IELTS 6.5.

Trong khi đó, trường Đại học Kinh tế quốc dân chỉ quy đổi thành 10 điểm với thí sinh có IELTS 7.5 trở lên. Đại học Ngoại thương hay trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tính điểm 10 nếu thí sinh đạt IELTS 8.0 trở lên.

Mức quy đổi điểm IELTS sang điểm tiếng Anh theo thang 10 như sau:

Một số trường cũng quy đổi điểm IELTS nhưng không sử dụng thang điểm 10 và có công thức tính điểm xét tuyển riêng, như Đại học Thương mại.

Trường này quy đổi IELTS từ 5.5 trở lên, tương ứng với điểm từ 8 đến 12, sau đó kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ của hai môn gồm Toán và một trong các môn Văn, Lý, Hoá. Điểm xét tuyển được tính theo công thức:

Điểm xét tuyển = [Điểm môn Toán + Điểm môn Văn/Lý/Hóa + Điểm quy đổi chứng chỉ*2]*30/44 + Điểm ưu tiên.

Các trường như Học viện Kỹ thuật Mật mã, Đại học Sư phạm Hà Nội cộng không quá 3 điểm ưu tiên với những thí sinh có chứng chỉ IELTS.

Trong khi đó, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xét tuyển đặc cách với thí sinh có IELTS 5.0 trở lên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam xét kết hợp học bạ với IELTS từ 5.0 trở lên nhưng không quy đổi.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được một số trường đưa vào đề án tuyển sinh năm 2017, dần phổ biến hơn kể từ năm 2018. Từ chỗ chỉ có nhóm trường kinh tế, đến năm 2023, khoảng 100 trường, gồm cả trường khối kỹ thuật, công an, y dược sử dụng các chứng chỉ này để xét tuyển đầu vào.

Nhiều chuyên gia cho rằng IELTS hay chứng chỉ quốc tế khác đánh giá toàn diện khả năng sử dụng ngoại ngữ của thí sinh. Các trường cũng nhìn nhận thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ "chất lượng", có kết quả học tập tốt.

Năm 2022, trong hơn 500.000 tân sinh viên, tỷ lệ nhập học theo các phương thức dùng chứng chỉ quốc tế (gồm cả IELTS) là 0,86%.