Không thể phủ nhận rằng Công nghệ Thông tin đã có sức ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của xã hội, cũng như trong cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công nghệ Thông tin chính là “chìa khóa” của sự thay đổi, là đòn bẩy tiếp tục giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Thực trạng ngành Công nghệ Thông tin trong xã hội hiện nay

Những năm gần đây, khi hạ tầng công nghệ thông tin được mở rộng đầu tư, các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả. Trong các lĩnh vực quan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… việc cải cách thủ tục hành chính được chú trọng… Với ngành giáo dục, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin được phổ cập tại hầu hết các trường trung học phổ thông và gần 80% các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Công nghệ Thông tin đóng vai trò gì đối với thị trường lao động ngày nay?

Hiện nay, có hơn 600.000 lao động đang làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin, một nửa trong số đó làm việc trong lĩnh vực phần mềm và công nghiệp nội dung số. Trong hơn 10 năm qua, toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử của Việt Nam đạt khoảng 58 tỷ USD. Sản phẩm Công nghệ Thông tin nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Ngành học Công nghệ Thông tin nhận được rất nhiều sự quan tâm những năm gần đây

Ứng dụng Công nghệ Thông tin trên nền tảng internet đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, đem đến những tác động mạnh mẽ, thay đổi cuộc sống của toàn xã hội. Tính đến tháng 11/2017, tỷ lệ người dân sử dụng internet tại Việt Nam đã đạt hơn 52%, vượt mức bình quân của thế giới.

Những thành tựu đạt được đã phần nào khẳng định Công nghệ Thông tin là ngành “mũi nhọn” giúp Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo khả năng thực hiện nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Công nghệ Thông tin cũng đã góp phần ghi tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Những thế mạnh về công nghệ thông tin đã và đang mang lại vị thế cao hơn cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trước ngưỡng cửa của cách mạng công nghiệp 4.0.

Khoảng 140 năm sau, vào giữa thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, Hoàng đế Trisong Detsen tập trung vào việc mở rộng đế quốc, và tham gia vào các cuộc chiến với Trung Quốc và các vương quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vì một lời tiên tri nên ngài đã thỉnh mời nhà sư Trụ Trì vĩ đại của Nalanda, ngài Tịch Hộ (Shantarakshita), từ Ấn Độ sang Tây Tạng để thuyết giảng. Vào thời điểm đó, có một số phe phái chánh trị trong chánh phủ, một trong số đó là phe bảo thủ, chống ngoại bang, nên họ không thích việc Hoàng đế thỉnh mời ngài Tịch Hộ. Thật không may, việc ngài Tịch Hộ đến Tây Tạng lại trùng hợp với dịch đậu mùa, nên ngài đã bị đổ lỗi như một vật tế thần, và bị trục xuất khỏi Tây Tạng. Ngài Tịch Hộ trở về Ấn Độ, và nhờ ảnh hưởng của Hoàng đế mà Guru Rinpoche, Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), đã được thỉnh mời đến Tây Tạng. Tự sự câu chuyện là ngài đến để điều phục ma quỷ, nhưng thật sự là để trừ dịch đậu mùa, hay ma quỷ gây ra bệnh dịch. Tất cả những điều này có tài liệu tham khảo lịch sử, vì vậy nên nó không chỉ là một câu chuyện. Guru Rinpoche đến và dịch bệnh đã chấm dứt, và sau đó, ngài Tịch Hộ được thỉnh mời trở lại Tây Tạng. Cùng với hai vị này, Hoàng đế Trisong Detsen đã xây dựng Samye, tu viện đầu tiên ở Tây Tạng. Trước đó, đã có những ngôi chùa, nhưng không có tu viện nào có các nhà sư xuất gia. Guru Rinpoche thấy người dân không dễ tiếp thu hay không có tâm thức chín muồi để thọ nhận những giáo pháp cao cấp hơn, nên ngài đã chôn các bản văn về Dzogchen (Đại Viên Mãn), giáo huấn cao nhất của Mật tông từ truyền thống của ngài, trong các bức tường và cột trụ của Tu Viện Samye, và ở nhiều nơi khác tại Tây Tạng và Bhutan. Đó là truyền thống Nyingma (Ninh Mã), bắt nguồn từ Guru Rinpoche. Lúc đầu, có ba nhóm tại Tu Viện Samye, gồm các học giả từ Trung Quốc, Ấn Độ và Zhangzhung. Mỗi nhóm đều phiên dịch tài liệu sang ngôn ngữ của họ, hoặc từ  ngôn ngữ của họ sang ngôn ngữ khác. Đạo Phật đã trở thành quốc giáo, và Hoàng đế Trung Quốc Dezong đã gởi hai nhà sư Trung Quốc, cứ mỗi hai năm thì đến Tu Viện Samye một lần. Ngài Tịch Hộ đã tiên đoán sự xung đột sẽ phát sinh vì điều này, và khuyên rằng trong tương lai, Tây Tạng nên thỉnh mời Liên Hoa Giới (Kamalashila), đệ tử của ngài, để giải quyết sự xung đột và tranh cãi. Nhiều vị thầy đã được gởi đi tu học ở Ấn Độ, và các vị thầy khác đến từ Ấn Độ để giảng dạy ở Tây Tạng. Phe bảo thủ trong chánh phủ rất phẫn nộ về sự phát triển này, mà họ coi là đàn áp đạo Bon. Nó không thật sự nói về đàn áp tôn giáo, mà đúng hơn là “Bon” ở đây đề cập đến một nhóm người liên quan đến các vấn đề chánh quyền, nên giống như một phe của Zhangzhung. Các nghi lễ chánh quyền vào thời điểm đó tiếp tục là các nghi lễ Bon xưa cũ, nên rõ ràng đó là vấn đề chánh trị, chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều tín đồ Bon đã chôn các kinh sách của họ để giữ an toàn, nên rõ ràng là họ cảm thấy truyền thống của mình bị đe dọa. Tôi đã từng ở Tuva, Siberia, nơi mà người ta theo truyền thống Mông Cổ của Phật giáo Tây Tạng. Người dân ở đó đã chôn tất cả các kinh sách của họ trong các hang động trên núi, trong thời Stalin. Từ sự kiện lịch sử gần đây, chúng ta có thể thấy kinh sách được chôn giấu, và nhu cầu làm như vậy đôi khi rất thực tế, không chỉ là huyền thoại. Cuối cùng, phe Zhangzhung bị đuổi, và người ta cũng nghi ngờ người Trung Quốc. Họ quyết định tổ chức một cuộc tranh luận lớn giữa một nhà sư Ấn Độ và một nhà sư Trung Quốc, để xem người Tây Tạng nên theo truyền thống nào. Nhà tranh luận xuất sắc nhất của truyền thống Ấn Độ là Liên Hoa Giới, người mà ngài Tịch Hộ đã đề xuất, đọ sức với một thiền sư không được đào tạo về môn tranh luận, nên đã rõ rệt ngay từ đầu là ai sẽ thắng. Trên hết, người Tây Tạng đã rất muốn đuổi người Trung Quốc, nên người Ấn Độ được tuyên bố là người chiến thắng. Người Trung Quốc bỏ đi, và truyền thống Ấn Độ đã được chấp nhận ở Tây Tạng.

Tóm lược ngắn về quá trình hình thành và phát triển của Tiếng Anh.

Lịch sử hình thành Tiếng Anh bắt đầu từ những chuyến du cư của 3 bộ tộc người Đức, họ là những người đã xâm chiếm nước Anh trong thế kỷ thứ 5 sau CN. Ba bộ tộc (đó là Angles, Saxons và Jutes, hiện nay nơi đó ở Đan Mạch và phía bắc Đức) đã băng qua Biển Bắc. Lúc đó những người bản địa ở Anh đang nói tiếng Xen-Tơ. Hầu hết họ bị những kẻ xâm lược dồn về phía Tây và Bắc - chủ yếu ở nơi bây giờ là xứ Wale, Scotland và Ireland. Bọn Angles đến từ Englaland và ngôn ngữ của họ được gọi là Englisc—đó là nguồn gốc của từ England và English.

Những kẻ xâm lược nói ngôn ngữ gần giống nhau, những ngôn ngữ này đã  được người Anh phát triển, mà chúng ta gọi là Tiếng Anh cổ (Old English ). Tiếng Anh cổ được phát âm và viết không giống như Tiếng Anh hiện nay. Ngay cả những người Anh bản địa bây giờ cũng khó mà hiểu được Tiếng Anh cổ. Tuy thế mà khoảng hơn một nửa những từ Tiếng Anh thông dụng ngày nay lại bắt nguồn từ Tiếng Anh cổ. Những từ mà chúng ta gặp thường xuyên như be, strong hay water đều được phát hiện là có nguồn gốc trong Tiềng Anh cổ. Tiếng Anh cổ được sử dụng cho đến khoảng năm 1100.

Một phần bức thư Beowulf viết bằng Tiếng Anh cổ

Tiếng Anh trung đại (1100-1500)

Vào năm 1066, công tước William của Normandy (một phần của nước Pháp hiện nay), đã xâm chiếm lại Anh từ tay những bộ tộc. Những kẻ xâm lược mới này đã đem đến một thứ ngôn ngữ mới - tiếng Pháp, và nó đã trở thành ngôn ngữ trong Hoàng gia, của các tầng lớp buôn bán. Sau một thời gian có sự phần chia tầng lớp ngôn ngữ, tầng lớp thấp hèn thì dùng Tiếng Anh, lớp quý tộc thì lại sử dụng tiếng Pháp. Trong thế kỷ 14, Tiếng Anh mới được trở lại là ngôn ngữ chính thức trên đất nước này, nhưng vẫn có nhiều từ Tiếng Pháp trong đó. Lúc này là Tiếng Anh trung đại (Middle English). Nó đã được dùng để viết lên bức thư nổi tiếng Chaucer (c1340-1400), tuy vậy nhưng vẫn còn khác nhiều so với Tiếng Anh hiện nay.

Càng gần cuối của thời Tiếng Anh trung đại, sự thay đổi bất ngờ và rõ ràng trong cách phát âm (the Great Vowel Shift) đã xảy ra , phát âm những nguyên âm ngày càng ngắn lại. Từ thế kỷ 16, người Anh đã quan hệ, tiếp xúc với nhiều dân tộc trên khắp thế giới. Chính điều này, và thời kỳ Phục hưng xảy ra, đã tạo nên nhiều từ mới và nhóm từ mới gia nhập vào ngôn ngữ này. Sự phát minh máy in cũng cho thấy rằng Tiếng Anh trở nên phổ biến trên các tài liệu in. Giá sách trở nên rẻ hơn và mọi người có thể học tập qua sách vở. Ngành in ấn cũng góp phần tạo ra một ngôn ngữ Tiếng Anh tiêu chuẩn, hoàn hảo hơn. Chính tả và ngữ pháp trở nên hoàn chỉnh, và hình thái ngôn ngữ ở Luân Đôn, là nơi mà nhiều nhà xuất bản ở đó, trở thành thông dụng. Trong năm 1604 cuốn từ điển Tiếng Anh đầu tiên đã được xuất bản.

Ví dụ của ngôn ngữ Tiếng Anh cận đại (viết bởi Chaucer)

Tiếng Anh hiện đại (1800-đến nay)

Điểm khác nhau chủ yếu giữa Tiếng Anh cận đại và hiện đại là từ vựng. Tiếng Anh hiện đại có thêm nhiều từ mới hơn, nó xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu: đầu tiên, Cách mạng Công Nghiệp and Công Nghệ hình thành nên cần nhiều từ mới, thứ hai, Đế quốc Anh có nhiều thuộc đia (1/4 bề mặt trái đất) hồi bấy giờ, và Tiếng Anh đã phải nhận thêm vào nhiều từ mới qua các nước thuộc địa.

Đoạn "To be, or not to be" trong tác phẩm nổi tiếng Hamlet của Shakespeare (viết bằng Tiếng Anh cận đại).

Từ những năm 1600, sự xâm chiếm phía Bắc Mỹ lấy làm thuộc địa của Anh đã dẫn đến sự hình thành nên một Tiếng Anh Mỹ rất đặc trưng. Một số cách phát âm và cách viết đã bị "hạn định" khi chúng tới Mỹ. Trong nhiều trường hợp, American English lại giống Tiếng Anh của Shakespeare hơn là Tiếng Anh hiện đại bây giờ. Một số cách diễn đạt mà người Anh gọi là "Châu Mỹ hóa" đã tồn tại trong thuộc địa của Anh  (ví dụ thay trash cho rubbish, loan xem như là động đừ thay thế cho lend, và thay fall cho autumn; còn một số ví dụ khác nữa, frame-up, đã được nhập vào nước Anh lần nữa thông qua các bô phim găng-tơ của Hollywood). Người Tây Ban Nha cũng tạo ảnh hưởng đến tiếng Anh-Mỹ (dần sau đó đến tiếng Anh-Anh), với những từ như canyon, ranch, stampede và vigilante là một số ví dụ của tiếng Tây Ban Nha đã xâm nhập vào trong Tiếng Anh khi họ định cư ở miền Tây nước Mỹ. Những từ tiếng Pháp (do Louisiana) và những từ ở Tây Phi (do việc mua bán nô lệ) cũng ảnh hưởng đến tiếng Anh-Mỹ (vì thế, nó "lan" vào tiếng Anh-Anh luôn).

Ngày nay, American English có thế lực đặc biệt, nhờ những ưu thế của Mỹ trong phim ảnh, truyền hình, ca nhạc, thương mại, khoa học kỹ thuật (bao gồm cả Internet). Nhưng vẫn có những Tiếng Anh thông dụng khác trên thế giới như  Australian English, New Zealand English, Canadian English, South African English, Indian English and Caribbean English.