Giáo dục STEM cho trẻ mầm non không chỉ là mối quan tâm của các nhà làm giáo dục, mà còn của rất nhiều bậc cha mẹ, mong muốn hiểu biết về lợi ích của STEM, lựa chọn phương pháp giáo dục tốt nhất cho giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.

Khuyến khích các cuộc thử nghiệm

Giáo dục STEM khuyến khích các em tự do tìm hiểu, thử nghiệm và học hỏi trong môi trường học tập cởi mở, sáng tạo và đổi mới. Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm các thử nghiệm trong học tập. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm và không ngại thất bại. Qua đó, các em có thể rút kinh nghiệm, củng cố sự tự tin và bản lĩnh để dám khám phá và thử nghiệm những điều mới.

Học sinh được tạo điều kiện rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, khuyến khích hợp tác, chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Phương pháp giáo dục STEM cho phép học sinh ở các trình độ khác nhau có thể vào cùng một nhóm để cùng nhau ghi chép dữ liệu, giải quyết vấn đề, thuyết trình,… Thông qua đó, trẻ được rèn luyện kỹ năng trình bày, lắng nghe và tiếp thu đánh giá. Đồng thời, các em cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức đóng góp chung cho mục tiêu của nhóm.

Hoạt động 3: Lập trình LEGO (Công nghệ)

Lập trình Lego là một hoạt động phổ biến trong phương pháp giáo dục STEM hiện nay. Theo đó, phụ huynh cần đầu tư nhiều thời gian tham gia cùng trẻ để đạt hiệu quả trong phương pháp này.

Giống như trò chơi mê cung, hoạt động lập trình Lego sẽ có thêm các thẻ hướng dẫn lắp ráp kèm theo các mã. Các mã đó sẽ có những hướng dẫn khác nhau để trẻ có thể đi hết mê cung. Khi tham gia hoạt động này trẻ sẽ hiểu cơ bản về mã lệnh, vòng lặp và trình tự, rất hữu ích để trẻ phát triển về mã hóa, lập trình sau này.

Lập trình Lego là một hoạt động phổ biến trong giáo dục STEM (Nguồn: Nypost)

Giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm

Trong phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức 1 chiều thông qua thuyết trình giảng giải, trẻ em sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức dưới hình thức nghe, ghi nhớ và thực hiện theo. Việc ghi chép, ghi nhớ máy móc đã làm hạn chế năng lực phản biện, tư duy, khả năng tìm tòi, sáng tạo tự nhiên của trẻ.

Trong khi đó, giáo dục theo phương pháp giáo dục STEM mầm non xóa đi hạn chế về sự tiếp cận cấu trúc 1 cách máy móc. Đây chính là cách dạy và học hiệu quả cho trẻ mầm non, các bé được tạo điều kiện phát huy được tiềm năng của mình. Phương pháp này giúp trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động trải nghiệm để nâng cao khả năng học tập và có nhiều cơ hội phát triển:

Phương pháp giáo dục STEM mầm non giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm

Hoạt động 4: Dùng cọ rửa ống hút để học đếm số (Toán học)

Thông thường, lúc trẻ mới học đếm với số nhỏ sẽ khá dễ dàng, nhưng khi số đếm lớn hơn lại là một trở ngại. Việc tham gia hoạt động dùng cọ rửa ống hút để học đếm số sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề trên. Ở hoạt động này, phụ huynh cần chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ ghi những con số và gián lên những cọ rửa ống hút. Sau đó, hãy yêu cầu trẻ sắp xếp các ống hút tương ứng với những con số theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và ngược lại.

Dùng cọ rửa ống hút để học đếm số (Nguồn: Ctfassets)

– Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi

Giáo dục STEM cho trẻ mầm non mang đến nhiều lợi ích thông qua các hoạt động khoa học, thúc đẩy trẻ luôn tìm tòi và khám phá trong mọi sự vật, hiện tượng:

Cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM mầm non

Dưới đây là chia sẻ từ The Dewey Schools về cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non. Mời phụ huynh cùng tìm hiểu, áp dụng để khơi dậy niềm đam mê và giúp trẻ thông minh, phát triển toàn diện.

Xây nhà kẹo dẻo là hoạt động kỹ thuật áp dụng phương pháp giáo dục STEM mầm non giúp trẻ hiểu về hình học và cấu trúc hình học đa chiều. Từ đó các bé hình thành tư duy về thiết kế, kiến trúc và mỹ thuật. Trong quá trình thực hiện, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con sáng tạo bằng cách đưa ra các yêu cầu khác nhau về thiết kế các mẫu nhà.

Để thực hiện hoạt động STEM xây nhà kẹo dẻo phụ huynh cần chuẩn bị:

Kỹ thuật giáo dục STEM mầm non – Xây nhà kẹo dẻo

Thực trạng giáo dục STEM tại Việt Nam hiện nay

Giáo dục STEM đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam được chính phủ và nhiều tổ chức giáo dục quan tâm. Sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp nâng cao số lượng trường học áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến, cải thiện chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, phương pháp giáo dục STEM tại Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức như chương trình giáo dục chưa thống nhất, phương pháp giảng dạy truyền thống, thiếu hụt giáo viên chuyên môn cao, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, và cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế, cần có thêm sự đóng góp từ các nguồn lực khác để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ triển toàn diện

Lời khuyên để giới thiệu các hoạt động STEM cho trẻ trong môi trường mầm non

Giới thiệu các hoạt động STEM cho trẻ trong môi trường mầm non có thể là một trải nghiệm bổ ích và hấp dẫn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn kết hợp thành công STEM vào giáo dục mầm non:

Hãy nhớ rằng, mục tiêu là nuôi dưỡng tình yêu dành cho STEM và cung cấp cho trẻ nền tảng vững chắc cho việc học tập trong tương lai. Bằng cách kết hợp những lời khuyên này, bạn có thể tạo ra một môi trường học tập STEM hấp dẫn và kích thích trong những năm đầu đời.

Hoạt động STEM có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng như tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và kỹ năng phân tích. Những kỹ năng này rất cần thiết để thành công trong thế giới hiện đại và có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực STEM khác nhau. Để bắt đầu, có rất nhiều tài nguyên trực tuyến có thể giúp bạn tìm ra các hoạt động thú vị và hấp dẫn cho con mình. Khóa đào tạo STEM dành cho giáo viên mầm non của Educe, blog STEMsmart về giáo dục STEM và Thư viện sách điện tử miễn phí dành cho trẻ em của Schoolisting là những nơi tuyệt vời để bắt đầu. Vậy tại sao bạn không thử một số hoạt động STEM với trẻ mầm non của mình ngay hôm nay?

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM là phương pháp tích hợp các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bài học trở nên sinh động và gần gũi hơn nhờ việc gắn kết với các câu chuyện hoặc vấn đề thực tế. Từ đó học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để tạo ra các sản phẩm thực tế thông qua các dự án học tập.

Phương pháp này bao gồm các bước: Gắn kết, Khám phá, Diễn giải, Củng cố và Đánh giá, giúp học sinh khám phá và tiếp thu kiến thức mới dựa trên những kiến thức đã biết qua thực hành và trải nghiệm. Cuối cùng, phương pháp khuyến khích các em tự tin chia sẻ ý tưởng để nhận được góp ý và cải thiện.

Với giáo dục STEM, học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các tình huống thực tế, tích hợp và bổ trợ kiến thức, kỹ năng từ nhiều môn học khác nhau. Bằng việc đề cao phong cách học tập sáng tạo, các em đóng vai trò như những “nhà phát minh”, từ đó khuyến khích hiểu sâu, mở rộng và ứng dụng kiến thức một cách linh hoạt vào học tập và đời sống.