Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dịch vụ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế

Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ du lữ hành, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

Ngành Quản trị dịch du lịch và lữ hành là ngành học đào tạo nguồn nhân lực để làm việc trong lĩnh vực du lịch và các ngành khác liên quan mật thiết đến “công nghiệp không khói”, phát triển ngành du lịch được xác định là một...

+ Đào tạo người học trở thành nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn thực hiện các hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ du lịch - lữ hành.

+ Đào tạo người học có khả năng vận dụng kiến thức của ngành nghề để thực hành nghề nghiệp và quản trị các dịch vụ du lịch & lữ hành.

+ Đào tạo người học trở thành nguồn nhân lực có tinh thần làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội và hội nhập quốc tế.

+ Kiến thức: có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị lữ hành và Hướng dẫn du lịch để có thể giải quyết các công việc phức tạp; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể; có khả năng học tập, nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn.

+ Kỹ năng: Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong những bối cảnh khác nhau; Kỹ năng hoạch định, tổ chức, thực thi, kiểm tra, kiểm soát các vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch kinh doanh du lịch - lữ hành, marketing du lịch, bán hàng cho thị trường trong và ngoài nước; Phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể, đánh giá chất lượng công việc; phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế; khởi nghiệp; khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để giải quyết các vấn đề về chuyên môn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Quản trị lữ hành và Hướng dẫn du lịch.

+ Thái độ: Trách nhiệm trong công việc đảm nhận; tuân thủ quy định của cơ quan, bảo mật thông tin của tổ chức; trung thực, tự tin, yêu nghề du lịch; Quan hệ tốt với mọi người và có tinh thần phục vụ cộng đồng.

Vị trí làm việc sau tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành có thể làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp du lịch (cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, khu du lịch), hãng vận chuyển, công ty tổ chức sự kiện và hội nghị, hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về  du lịch. Cụ thể:

+ Nhân viên của các bộ phận trong doanh nghiệp lữ hành (hướng dẫn viên, sales tour, điều hành tour, nhân viên kinh doanh,...);

+ Trợ lý Giám đốc doanh nghiệp lữ hành/hãng vận chuyển/doanh nghiệp du lịch, trợ lý Giám đốc các bộ phận marketing, nhân sự, kinh doanh…;

+ Cán bộ, chuyên viên các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ địa phương đến trung ương; các ban phụ trách về phát triển du lịch và khách sạn cảu các tổ chức chính trị, xã hội;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo các chuyên ngành về Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành;

+ Tham gia sáng lập, tự khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp dịch vụ du lịch & lữ hành.

Trình độ tin học, ngoại ngữ: chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, TOEIC 450

2. Chuẩn đầu ra (theo quy định tại Thông tư 2021)

a- Vận dụng được kiến thức đại cương vào hoạt động kinh doanh lữ hành.

a1- Vận dụng kiến thức chung về chính trị, khoa học xã hội nhân văn, luật pháp vào hoạt động kinh doanh lữ hành.

a2- Vận dụng kiến thức về cơ bản quản trị tổ chức, kinh tế, tài chính vào hoạt động kinh doanh lữ hành.

a3- Vận dụng tư duy để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh lữ hành.

b- Vận dụng được các kiến thức nền tảng để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.

b1- Vận dụng linh hoạt những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện được các công việc của nhân viên lữ hành.

b2- Vận dụng linh hoạt những kiến thức về pháp luật để kiểm tra, giám sát, thực hiện và vận hành các hoạt động kinh doanh lữ hành.

b3- Vận dụng linh hoạt những kiến thức về công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh lữ hành.

b4- Thực hiện hiệu quả việc chăm sóc, tư vấn và cung cấp dịch vụ lữ hành nhằm tạo niềm tin cho khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành.

c- Vận dụng các kiến thức chuyên ngành để thực hành nghề nghiệp.

c1- Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để quản trị, vận hành các bộ phận chức năng tại các cơ sở kinh doanh lữ hành.

c2- Xử lý được các tình huống, các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh doanh lữ hành.

c3- Phát triển ngành quản trị dịch vụ du lịch - lữ hành theo hướng có trách nhiệm với xã hội.

d- Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ về du lịch và lữ hành.

d1- Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ lữ hành như: hướng dẫn du lịch, điều hành tour, sales tour, tổ chức thực hiện chương trình du lịch…

d2- Ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào các hoạt động kinh doanh lữ hành.

d3- Tư vấn, thiết kế, điều hành các chương trình và dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế.

d4- Vận dụng được các kỹ năng mềm trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

e- Thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng và công việc.

e1- Thể hiện tính tích cực trong giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật.

e2- Định hướng học tập suốt đời.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

- Tổng số tín chỉ của chương trình đào :  139 TC

- Tổng số tín chỉ không tính vào trung bình chung tích lũy :  18 TC

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy :  139 TC

Khối kiến thức giáo dục đại cương :   48 TC

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp :   91 TC

- Khối kiến thức cơ sở ngành :   26 TC

- Khối kiến thức ngành :   18 TC

- Khối kiến thức chuyên ngành :   47 TC

+ Khối kiến thực thực tập và tốt nghiệp :   10 TC

- Số tín chỉ thực hành: 89 - 93 TC - 64 – 66,9 %

- Số tín chỉ lý thuyết: 92 – 94 TC - 66 – 67 %

Học sinh tốt nghiệp THPT và được xét tuyển theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;

- Có chứng chỉ tiếng Anh (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định ở khung năng lực ngoại ngữ của BGD&ĐT).

- Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo quy chế đào tạo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.