Cục Điện Ảnh Lên Tiếng Đất Rừng Phương Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Chào Ngọc, cơ duyên nào đưa bạn đến với vai Xinh trong phim Đất rừng Phương Nam?
Mình tình cờ thấy poster tuyển vai bé Xinh trên mạng. Khi đó , mình cũng lên TP.HCM đi hát, tiện đường ghé casting thử và may mắn đậu vào vòng trong.
Phim yêu cầu bé Xinh phải biết hát ca cổ, dân ca, cải lương, múa đao, bắt cá, trèo cây… khá là khó.
Chú đạo diễn cũng nói mình hơi tròn trịa so với vai, vì thế mình quyết tâm giảm cân bằng cách tập thể dục, bơi lội… Kết quả, mình giảm 2kg trong 1 tuần, vừa vặn với vai diễn.
Bảo Ngọc tập bắt cá ngoài đời - Ảnh: NVCC
Ngọc tự nhận mình giống bao nhiêu phần trăm với vai diễn nhỉ?
Hi hi… Thật ra bé Xinh rất giống mình ngoài đời. Bạn ấy hồn nhiên, mạnh mẽ, hầu như mình không cần diễn nhiều, vì tính cách cũng y chang bé Xinh rồi!
Khó khăn của Ngọc khi hóa thân bé Xinh là gì?
Đó chính là cảnh cưỡi trâu. Mỗi khi thấy con trâu nhìn chằm chằm là mình hoảng rồi, cứ lo bị trâu húc.
Nhiều bạn hỏi, Bảo Ngọc ở Cần Thơ sao không biết trâu. Thực ra, từ nhỏ đến lớn mình ở thành phố, chưa từng cưỡi trâu lần nào. Trong quá trình casting, mẹ thuê cho mình trâu để tập cưỡi vào ban đêm. Bị té mấy lần, mình sợ lắm nhưng vẫn cố gắng hết sức để luyện tập.
Trong phim, mình là người cưỡi con trâu bự nhất, trong khi chân ngắn nhất. Khi cưỡi, do trơn trượt, mình cứ ngã hoài. Chưa kể, mình còn bị sừng trâu đập vào đầu nữa.
Mình khóc quá trời làm các cô chú động viên, dỗ mãi mới chịu nín. Cuối cùng, vai diễn cũng hoàn thành. Các bạn thấy mình cưỡi trâu trong phim giỏi không nè?
Bé Xinh cưỡi trâu trong phim - Ảnh: NVCC
Kỷ niệm nào khiến Ngọc cảm thấy nhớ nhất?
Trong phim, mình diễn cùng anh Hạo Khang (vai An) và Kỳ Phong (vai Cò). Hai anh là con trai nên hiếu động, thích chọc phá nhau.
Lúc cả hai chơi ném bùn với nhau, mình không quan tâm, ấy thế mà cục bùn to nhất lại đáp ngay trên đầu.
Trong khi đó, hai “thủ phạm” lại đứng cười nắc nẻ nhìn mình mếu máo. Dù thế, có những lúc hai anh rất dễ thương, tụi mình thân như anh em trong nhà vậy đó.
Ngọc rất thích làm đồ handmade - Ảnh: NVCC
Mình thích nhất là ca hát. Ngày nào mình cũng ôm đàn hát đến tối mịt. Năm 3 tuổi rưỡi, mình học vẽ, nhảy ở nhà thiếu nhi.
Mình rất thích lớp thanh nhạc nhưng còn nhỏ quá thầy cô chưa dám nhận nên 4 tuổi, mình mới được học. Càng học, mình càng mê.
Bên cạnh đó, mình còn học đờn ca tài tử, hát dân ca… Ngoài ra, mình biết hát cải lương Hồ Quảng, đánh đàn bầu, guitar, piano…
Mình từng thi Giọng hát Việt nhí, Hãy nghe tôi hát nhí, Gương mặt thân quen… và sở hữu nhiều MV ca nhạc thiếu nhi.
Ngọc trong phòng thu! - Ảnh: NVCC
Đi diễn nhiều có ảnh hưởng đến việc học của bạn không?
Vì sinh sống ở Cần Thơ, mình di chuyển liên tục từ quê lên TP.HCM để tập luyện cho vai diễn hay đi hát.
Suốt mấy tháng trời, ban ngày mình đi học, ban đêm mình cùng mẹ bắt xe đò lên TP.HCM. Trên xe, mình tranh thủ ngủ dưỡng sức.
Khi rảnh rỗi, mình lấy tập vở học bài, làm bài tập ngay. Bài nào không hiểu, mình hỏi thầy cô, bạn bè liền.
Nhờ vậy, mình luôn giữ thành tích học tập tốt: 5 năm Tiểu học đều đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc, lớp 6 tuy khó hơn nhưng mình vẫn theo kịp các bạn.
Bật mí bạn chút xíu là mình cực kỳ thích đi du lịch. Đóng phim là cách để mình được đi chơi nhiều nơi, lên TP.HCM mình quen được nhiều bạn mới, học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống người dân nơi đây.
Vì thế, mình nghĩ đi diễn nhiều không hề ảnh hưởng đến việc học chút nào, trái lại mình còn học được nhiều hơn nữa đó!
Ngọc cùng em quay clip làm bánh mì mini - Ảnh: NVCC
Ngoài hát hò, đóng phim, Ngọc còn tài lẻ nào khác?
Mình thích nấu ăn, mê vẽ vời, làm đồ handmade. Từ nhỏ, mình đã được mẹ dạy nấu các món dân dã như lẩu mắm, lẩu riêu cua đồng, ốc nướng tiêu, gỏi gà, bánh canh tôm, bánh xèo… Không có ba mẹ ở nhà, mình vẫn có thể nấu ăn ro ro. Mình còn lập kênh YouTube để truyền niềm đam mê cho các bạn.
“Việt Nam con Rồng tỉnh giấc” (Viêtnam, le réveil du dragon) là tên của phóng sự vừa được kênh truyền hình Pháp “France 3” phát tối 23/5 vào khung giờ vàng của mình. Phóng sự giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên cũng như các phong tục tập quán đặc sắc của nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, trong đó có một phần nói về Hà Nội với cây cầu Long Biên và sông Hồng.
Trong chương trình có tên gọi “Faut pas rêver” (có nghĩa là “Đừng mơ”), nữ phóng viên Tania Young đã đưa khán giả truyền hình Pháp đi dọc đất nước, từ Bắc vào Nam khám phá những thay đổi của đất nước Việt Nam qua năm tháng. Hành trình từ thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước qua Huế rồi vào tới thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bộ phim, những hình ảnh độc đáo về cuộc sống, sinh hoạt của một số dân tộc vùng cao phía Bắc cũng như của cư dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long tuy vất vả nhưng đầy tình người đã để lại nhiều ấn tượng đối với người xem.
Thú vị hơn và có lẽ pha cả sự ngạc nhiên khi khán giả truyền hình Pháp được xem những cảnh tập thể dục của nhiều lứa tuổi vào lúc trời còn mờ sương quanh Hồ Gươm- là thời điểm thành phố chưa bị tỉnh giấc bởi tiếng động của những phương tiện giao thông đi lại hay cảnh buôn bán trên đường phố của người Hà Nội – một nét không thể thiếu của thủ đô.
Hình ảnh cây cầu Long Biên trăm tuổi do người Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là "Pont Doumer" – một biểu tượng cũng như nhân chứng của bao sự kiện lịch sử của Hà Nội đã xuất hiện trong phóng sự.
Huế, kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với những hình ảnh thật đặc trưng bởi hệ thống lăng tẩm, đền, cung điện cũng hết sức hấp dẫn khán giả Pháp.
Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh được khắc họa bởi nhịp sống sôi động của một đô thị mới hiện đại, những tòa nhà cao tầng bên cạnh một số kiến trúc mang dáng dấp châu Âu với những nét quyến rũ rất riêng. Đường phố đông đúc người, xe đi lại, cảnh buôn bán tấp nập cũng là những nét quen thuộc của thành phố này…
Đặc biệt, khán giả được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới và là một địa danh khó bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào đến với Việt Nam.
Với thời lượng 1h50’ của phóng sự "Việt Nam - Rồng tỉnh giấc", hình ảnh con người, đất nước Việt Nam đang phát triển và vươn lên đã hiện ra như một bức tranh với rất nhiều cảnh đẹp, hấp dẫn mang bản sắc văn hóa độc đáo.
Như vậy, sau những hình ảnh đã được phát sóng trên những kênh truyền hình lớn nổi tiếng trên thế giới như CNN, BBC, FTV (Pháp)… đất nước, con người Việt Nam trung thực lại tiếp tục lên sóng của truyền hình Pháp./.
Học tiếng Anh qua phim ảnh là một trong những cách học khá thú vị và hiệu quả. Bạn đã biết một số từ vựng liên quan tới chủ đề điện ảnh chưa? Hãy cùng GLEN Education điểm qua một số từ vựng thường gặp trong lĩnh vực điện ảnh nhé
Buổi lễ kỷ niệm với chủ đề “Quỹ Học bổng Vừ A Dính - 20 năm lên rừng xuống biển” có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; các tổ chức, cá nhân đóng góp, đồng hành với Quỹ học bổng Vừ A Dính…
Chặng đường 20 năm hoạt động của Quỹ Học bổng Vừ A Dính, đã có hơn 5.000 lượt tập thể, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ với tổng kinh phí tài trợ gần 380 tỷ đồng. Từ năm 2009, ngoài mục tiêu hỗ trợ các em học sinh, sinh viên dân tộc và biển đảo, hoạt động của Quỹ được đẩy mạnh theo chiều sâu với nhiều mô hình nhằm góp phần tạo nguồn lực lâu dài, bền vững cho vùng dân tộc, miền núi và biển đảo, những vùng còn khó khăn, vùng phên dậu của Tổ quốc.
Quỹ Vừ A Dính cũng đã thực hiện nhiều dự án nhằm tạo nguồn nhân lực cho các địa bàn miền núi và biển đảo, có ý nghĩa như: “Ươm mầm tương lai”, “Mở đường đến tương lai”, “Chắp cánh ước mơ”, “Thắp sáng tương lai”. Ngoài ra còn trao gần 85.000 suất học bổng; xây dựng gần 150 nhà tình thương, tình nghĩa, nhà đồng đội; 16 ngôi trường và điểm trường trong đó có 2 trường ở đảo Trường Sa; nuôi dạy gần 800 học sinh, sinh viên của 36 dân tộc thuộc 53 tỉnh, thành phố…
Riêng câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” thuộc quỹ đã trao hơn 6.700 suất học bổng cho con em của cán bộ, chiến sĩ các lực lượng hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, biên phòng các đảo và ngư dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Thay mặt Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đại diện Quỹ Học bổng Vừ A Dính. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Phát biểu nhân dịp Quỹ Học bổng Vừ A Dính kỷ niệm 20 năm thành lập, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng các thành viên sáng lập, các em học sinh, sinh viên và những người đã đóng góp, đồng hành với Quỹ học bổng Vừ A Dính.
Phó Thủ tướng cho rằng, cùng với việc mang tên của người Anh hùng Liệt sĩ dân tộc Mông, quê hương Tuần Giáo, Điện Biên, Quỹ học bổng Vừ A Dính hoạt động với mục tiêu hết sức ý nghĩa, đó là hỗ trợ hàng nghìn suất học bổng cho các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số và học sinh vùng hải đảo khó khăn, giúp các em có ý thức vươn lên học giỏi, rèn luyện tốt.
Đặc biệt, việc thành lập thành lập Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” năm 2014 không chỉ góp phần động viên, khích lệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các chiến sĩ, đồng bào và học sinh vùng hải đảo xa xôi, mà còn thể hiện tinh thần gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã trao 20 suất học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt trong năm học 2018-2019. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Cho rằng hoạt động của Quỹ đã lan tỏa những giá trị xã hội tốt đẹp trong cộng đồng, xã hội, nhất là trong thanh thiếu niên, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương các tập thể và cá nhân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Quỹ Học bổng Vừ A Dính thời gian qua. Phó Thủ tướng tin tưởng các thành viên của Quỹ cũng như các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, tương thân tương ái của dân tộc ta, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quỹ Học bổng Vừ A Dính, vì sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trẻ của đất nước; góp phần làm cho “miền núi tiến kịp miền xuôi” như lời Bác Hồ căn dặn.
Trong không khí hết sức ý nghĩa của Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng chúc Quỹ Học bổng Vừ A Dính ngày càng phát triển mạnh mẽ, bền vững và tiếp tục đạt nhiều thành công trong tương lai.
Các nhà tài trợ trao 60 tỷ đồng cho Quỹ Học bổng Vừ A Dính. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Với những hoạt động tích cực trong suốt 20 năm qua, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính, 2 Huân chương Lao động hạng Nhì, 3 Huân chương Lao động hạng Ba cho các tập thể và cá nhân; các tập thể và cá nhân cũng được tặng 15 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 86 Bằng khen của các bộ, ngành Trung ương. Quỹ học bổng Vừ A Dính cũng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tặng Cờ Truyền thống.
Tại Lễ kỷ niệm, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã trao 20 suất học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt trong năm học 2018-2019. Các nhà tài trợ cũng trao cho Quỹ Học bổng Vừ A Dính 60 tỷ đồng./.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Bưu điện Trung ương (viết tắt là CPT) là đơn vị thông tin đặc biệt trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong việc đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật; phục vụ thông tin cho các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cục Bưu điện Trung ương thành lập ngày 17/6/1965, theo Quyết định số 101/CP ngày 17/6/1965 của Hội đồng Bộ trưởng.[1]
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bưu điện Trung ương được quy định tại Quyết định số 2289/QĐ-BTTTT ngày 11/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.[2]
Theo Điều 2, Quyết định số 2289/QĐ-BTTTT ngày 11/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Bưu điện Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:
(Theo Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 2289/QĐ-BTTTT ngày 11/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Hình ảnh đẹp Việt Nam có rất nhiều trên Internet. Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn những hình ảnh Việt Nam đẹp nhất.
Việt Nam dù chưa phát triển bằng nhiều nước trên thế giới nhưng nói về thắng cảnh và sự đa dạng trong văn hóa chắc chắn không hề thua kém. Mảnh đất hình chữ S của chúng ta thật sự có rất nhiều cảnh đẹp từ núi rừng, sông nước tới biển đảo, thậm chí có những bãi biển lọt top biển đẹp nhất thế giới (biển Mỹ Khê - Đà Nẵng).
Nếu là một tín đồ xe dịch, thích phiêu lưu khám phá, ắt hẳn bạn đã có không ít những chuyến đi tìm hiểu về các vùng miền ở Việt Nam. Chắc chắn trong các hành trình, bạn cũng đã tìm và thấy những cảnh sắc tuyệt đẹp, không thua kém thế giới ở Việt Nam, từ ruộng bậc thang ở Mù Cang Trải, tới thung lũng hoa hồng Sapa và nhiều hơn thế nữa.
Còn nếu bạn chưa được đi nhiều nơi, hãy cùng Quantrimang.com ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp về quê hương của chúng ta nhé! Đây là những bức hình được đăng tải lên Buzzfeed.
Những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ vào mùa lúa chín ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. (Ảnh: Tho Le Duc/ nationalgeographic.com).
Và cảnh đẹp mê hoặc ở thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn. (Ảnh Nguyen Viet Thanh /smithsonianmag.com).
Núi non trùng điệp nối dài như bất tận ở Hà Giang.
Cung đường uốn lượn hớp hồn những phượt thủ ở Hà Giang. (Ảnh Nhi Dang /Flickr: 61690238@N03).
Nét đẹp bình dị của thôn quê ở Ninh Bình. (Ảnh: Michaël Garrigues / Flickr: lain32).
Kỳ quan tuyệt diệu - vịnh Hạ Long. (Ảnh: Nathan O’Nions /Flickr: nathanoliverphotography).
Vẻ đẹp trữ tình và yên bình của làng chài trên vịnh.
Bạn nên đến Vịnh Hạ Long một lần để khám phá vẻ đẹp ở nơi đây. (Ảnh Andrea Schaffer / Flickr: aschaf).
Sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn nếu bạn không đặt chân tới thủ đô Hà Nội. (Ảnh Justin Guariglia /nationalgeographic.com).
Cuộc sống bình dị thường ngày của người dân Hà Nội. (Ảnh Dominique Bergeron / Via Flickr: dominiqueb).
Đường ray tàu hỏa nằm giữa khu dân cư ở phố cổ Hà Nội. Cảnh tượng này được nhiều du khách gọi đây là "nơi độc nhất vô nhị trên thế giới" hay "chỉ có tại Việt Nam". (Ảnh Marco Sarli /Flickr: marcosarli).
Những góc phố cổ của Hà Nội. (Ảnh Maarten Thewissen /Flickr: 29310594@N05).
Hoàng hôn ở Huế. (Ảnh: Hoàng Giang Hải /Flickr: v-à-k).
Thành phố Huế bắt đầu lên đèn. (Ảnh: Hoang Giang Hai /Flickr: v-a-k).
Sông nước hữu tình, đậm chất miền Tây ở Rạch Giá, Kiên Giang. (Ảnh Blue Fam /Flickr: bluefam).
Thu hoạch hoa súng trên sông ở Châu Đốc, An Giang. (Ảnh Nhiem Hoang / smithsonianmag.com).
Bãi biển tuyệt đẹp với làn nước trong veo ở Côn Đảo. (Ảnh: David Meenagh /Flickr: meenaghd).
Cảnh đẹp tại biển Nha Trang, Khánh Hòa. (Ảnh Khánh Hmoong / Flickr: hmoong).
Phố cổ Hội An là điểm đến tuyệt vời cho những ai thích tìm về một nơi nào đó cổ kính. (Ảnh Exotissimo Travel /Flickr: exotissimo)
Cảnh đêm tuyệt đẹp ở Hội An. (Ảnh Loi Nguyen Duc /Flickr: 85675121@N04).
TP. Đà Nẵng rực rỡ ánh đèn và những con đường ánh sáng. (Ảnh: Khan G Nguyen /Flickr: gienkhan).
Cáp treo thăm chốn như tiên cảnh mây bay lưng chừng núi ở Bà Nà, Đã Nẵng. (Ảnh Trang Nguyen/theguardian.com).
Hang Én, một hang động nằm ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. (Ảnh Carsten Peter / nationalgeographic.com).
Mũi Né, thiên đường của nắng, gió và cát. (Ảnh Ng Yeow Kee /nationalgeographic.com).
Chùa Bà Thiên Hậu, ngôi chùa cổ nhất ở TP.HCM. (Ảnh William Cho/Flickr: adforce1).
Diễn viên Hùng Thuận, 41 tuổi, nổi tiếng vai bé An trong "Đất phương Nam", nói hạnh phúc bên bạn gái sau 10 năm ly hôn.
Hùng Thuận cho biết bạn gái anh tên Tuệ Tâm, làm kinh doanh tự do. Thời gian qua, cả hai đồng hành trong nhiều công việc. "Hiện tôi chưa muốn chia sẻ nhiều về mối quan hệ để không ảnh hưởng đến bạn gái cũng như cuộc sống riêng", diễn viên nói.
Anh bắt đầu cởi mở về chuyện yêu đương từ tháng 3 khi thay đổi trạng thái trên Facebook từ độc thân sang hẹn hò. Tuệ Tâm cũng thoải mái cập nhật công việc của bạn trai.
Với Hùng Thuận, chuyện tình cảm là duyên số. Trước đây, anh khó mở lòng vì vướng bận nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi tìm được người phù hợp, anh sẵn sàng cho bản thân cơ hội. Nhiều đồng nghiệp như Kha Ly, Hiền Trang, Minh Thư gửi lời chúc mừng, nói mong sớm nhận được thiệp cưới của anh.
Phong cách doanh nhân của Hùng Thuận trong bộ ảnh 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hùng Thuận kết hôn nhưng chia tay năm 2014, có chung một con trai, hiện 14 tuổi. Sau đó, anh trải qua vài mối tình khác nhưng đều không đi đến kết thúc đẹp.
Diễn viên nói: "Tôi nhận mình là kẻ thất bại, lận đận trong tình duyên. Đứng trước nhiều tình huống, tôi từng không biết xử lý sao cho trọn vẹn. Tôi có một điểm dở là không xác định được mẫu phụ nữ mình cần. Khi mọi thứ đến tự nhiên, tôi lại không biết cách bảo vệ, dung hòa để vun vén mối quan hệ".
Anh tên đầy đủ Nguyễn Hùng Thuận, sinh năm 1983 ở TP HCM. Vai bé An trong phim Đất phương Nam (1997) từng mang về cho Hùng Thuận giải Mai Vàng "Diễn viên được yêu thích nhất" cùng loạt cơ hội với nghệ thuật. Anh từng thử sức ca hát khi phát hành album đầu tay Không thể ở bên nhau, thành lập nhóm nhạc MBK.
Năm 2009, Hùng Thuận quay lại diễn xuất qua các phim Cổng mặt trời, Hoa ngũ sắc, Nàng dâu bất đắc dĩ nhưng không để lại nhiều tiếng vang. Phim gần nhất Hùng Thuận đóng là Trúng số ăn Tết, ra mắt năm 2021.
Nhiều năm qua, diễn viên chuyển hướng kinh doanh mảng nhà đất, livestream bán hàng. Anh nói biết cân bằng, vun vén cuộc sống hơn. "Tôi vui khi lo cho mẹ và con trai có cuộc sống tốt hơn. Qua nhiều sự việc, tôi học được cách bớt vô tâm, có trách nhiệm".
Hùng Thuận đóng 'Đất Phương Nam'
Hùng Thuận đóng "Đất phương Nam" gần 30 năm trước. Video: HK Films
Gần đây, khi Đất rừng phương Nam bản điện ảnh ra rạp, dàn diễn viên của bộ phim truyền hình Đất Phương Nam cũng hot trở lại. Lên sóng vào năm 1997, phim nhanh chóng được khán giả yêu thích bởi nội dung xúc động, ý nghĩa cùng diễn xuất tự nhiên, chân thật của các diễn viên.
Đến nay, hơn 26 năm đã trôi qua, Đất phương Nam vẫn là bộ phim huyền thoại trên màn ảnh nhỏ. Những nhân vật như bé An, thằng Cò, Út Trong, Võ Tòng, bác Ba phi... đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ người xem.
Có thể nói, trong Đất phương Nam, hai vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc nhất là bé An và người bạn đồng hành - thằng Cò. Hoá nhân thành 2 nhân vật này là Hùng Thuận và Phùng Ngọc.
Cả hai đóng phim khi mới chỉ là những cậu bé mười mấy tuổi. Hiện tại, họ đều đã bước vào độ tuổi 40 và đi theo những ngã rẽ khác nhau.
Cuộc sống trái ngược của "bé An" và "thằng Cò" ngày nào khiến nhiều người không khỏi xót xa. Trong khi, Hùng Thuận khá sung túc, thành công nhờ làm ăn kinh doanh thì đời sống của Phùng Ngọc lại khó khăn vì không có việc làm ổn định.
"Bé An" Hùng Thuận và "thằng cò" Phùng Ngọc lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.
"Bé An" Hùng Thuận: Cuộc sống sung túc sau khi chuyển sang làm bất đồng sản
Thành công của Đất Phương Nam từng đưa Hùng Thuận trở thành ngôi sao nhí được yêu thích bậc nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự nghiệp nghệ thuật của anh lại không thành công như mong đợi. Dù nỗ lực nhưng nam diễn viên vẫn không thể bứt phá và vượt qua được "cái bóng" quá lớn của "bé An".
Giờ đây, Hùng Thuận không còn hoạt động nghệ thuật nhiều mà chuyển hướng sang kinh doanh. Anh bén duyên với công việc liên quan đến bất động sản từ cuối năm 2020. Nam diễn viên chia sẻ ban đầu anh chỉ nghĩ thử cho vui, tuy nhiên sau một thời gian trải nghiệm lại yêu thích và gắn bó với công việc này.
Hùng Thuận có cuộc sống khấm khá sau khi chuyển sang làm bất động sản
Thời gian đầu làm môi giới bất động sản, Hùng Thuận nhận phải nhiều ý kiến trái. Anh bị mỉa mai diễn viên hết thời nên mới đi làm "cò đất", hoặc lấy mác nghệ sĩ để bán nhà đất giá đắt... Nhưng, Hùng Thuận chỉ nghĩ, làm nghề gì cũng được miễn là lương thiện, có thu nhập nuôi sống bản thân.
Sau một thời gian nỗ lực trong lĩnh vực mới, ngôi sao Đất phương Nam có cuộc sống khá sung túc và mở được công ty riêng. Anh còn tậu được xe hơi và đang phấn đấu để mua nhà vào năm nay hoặc năm sau. Trên trang cá nhân, Hùng Thuận thường xuyên livestream chia sẻ về công việc, những chuyến đi khắp nơi hoặc gặp gỡ bạn bè.
Nam diễn viên hiện ít hoạt động nghệ thuật để tập trung kinh doanh
Về chuyện tình cảm, Hùng Thuận vẫn độc thân. Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, nam diễn viên tạm chưa tính đến chuyện yêu đương vì muốn dành toàn bộ thời gian cho công việc, chăm sóc người thân.
"Thằng Cò" Phùng Ngọc: Không vợ con, làm nhiều nghề không đủ sống
Trái ngược với Hùng Thuận, Phùng Ngọc lại có cuộc sống vô cùng bấp bênh, khó khăn. Anh làm đủ nghề để kiếm sống từ chạy xe ôm, làm thợ cắt tóc, bán quần áo vỉa hè, bốc vác đến bán hàng online, làm bảo vệ…
Nhiều năm qua, Phùng Ngọc sống một mình, không vợ con, nhà cửa. Anh bảo dù chăm chỉ làm việc nhưng vẫn không đủ lo thân, cuộc sống thiếu thôn. Hiện tại, Phùng Ngọc đang sống trong một căn phòng trọ chật hẹp. Thời gian qua, anh làm bảo vệ với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, anh trả tiền thuê phòng khoảng 1,5 triệu đồng.
Phùng Ngọc hiện tại sống trong một căn trọ ọp ẹp, cuộc sống bấp bênh
Gần đây, khi đến thăm nhà bạn cũ, Hùng Thuận ngỏ lời mời Phùng Ngọc về công ty mình làm việc, gợi ý cho bạn cùng livesstream bán hàng. Ngoài ra, anh cũng sẵn sàng thu xếp chỗ ăn, nghỉ cho bạn. Vào ngày 10/10, Phùng Ngọc bắt đầu làm quen với công việc mới. Hùng Thuận cho biết đã dành hết tiền hoa hồng của phiên live đầu tiên cho Phùng Ngọc để trang trải cuộc sống.
Trước sự quan tâm của Hùng Thuận, Phùng Ngọc bày tỏ lòng biết ơn. Song hiện anh đã về Bình Dương để mổ áp xe ở chân. Sau khi khỏi, anh sẽ quay lại TP HCM. Phùng Ngọc cho biết nếu khi đó Hùng Thuận còn dành chỗ, anh sẽ nhận công việc.
Trong buổi công chiếu phim Đất rừng phương Nam tại TP.HCM, Phùng Ngọc cũng góp mặt. Anh ăn mặc giản dị, vui vì gặp lại nhiều đồng nghiệp gắn bó một thời. Dù được truyền thông, khán giả chú ý, nhưng "thằng Cò" chỉ lặng lẽ tìm một góc ngồi xem phim.
Phùng Ngọc chụp ảnh kỷ niệm cùng diễn viên nhí Kỳ Phong - đóng vai Cò trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".
Đối với các định nghĩa khác, xem
Xe điện mặt đất (tiếng Anh: Tram, hoặc ở Mỹ là Streetcar hay Trolley), cũng được gọi là tàu điện, tàu điện trên phố là một loại phương tiện chở khách công cộng chạy bằng điện trên các đường ray ở đường phố, di chuyển song song với các phương tiện giao thông đường bộ.
Thuật ngữ xe điện trước kia thường chỉ loại phương tiện này chạy trên các phố, trong khu vực trung tâm thành phố, lấy điện từ các đường dây. Hầu hết xe điện đều chạy theo các tuyến cố định và là một bộ phận của hệ thống giao thông công cộng của đô thị. Ở một số thành phố, các tuyến xe điện vươn xa tới các vùng ngoại ô đông dân cư và phục vụ số lượng hành khách đông đảo như tàu điện ngầm thông thường. Với ưu điểm tiện lợi trong tiếp cận hành khách, dễ trung chuyển với xe buýt và tàu điện ngầm, xe điện được xếp vào hạng đường sắt trọng tải nhẹ. Hiện nay do hệ thống xe điện mặt đất do thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam đã bị dỡ bỏ từ lâu, cụm từ xe điện bây giờ thường ám chỉ tới phương tiện giao thông chạy bằng ắc quy và pin như xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện.
Hệ thống xe điện mặt đất từng rất thịnh hành và từng là phương tiện chuyên chở hành khách công cộng chính yếu ở nhiều đô thị lớn trên thế giới. Tuy nhiên với sự bùng nổ dân số và sự gia tăng phương tiện cá nhân, nhiều nơi đã thu hẹp mạng lưới này hoặc thay thế bằng xe buýt thuận tiện hơn cho đường phố. Trước thời kỳ điện khí hóa, các phương tiện này còn vận hành bằng than, lò hơi áp suất và sức kéo động vật. Hiện nay, nguồn năng lượng phổ biến nhất trên hầu hết các tuyến xe là điện, theo sau là xăng, khí thiên nhiên và hydro.
Thuật ngữ tàu điện cũng có thể chỉ các loại phương tiện vận tải trên đường ray chạy điện nói chung, như tàu điện ngầm, tàu đệm từ.
Chuyến tàu điện chở người đầu tiên là tuyến Swansea and Mumbles Railway, ở Wales.
Trên toàn thế giới có nhiều hệ thống xe điện mặt đất khác nhau. Nhiều hệ thống đã ra đời từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và trở thành một phần trong lịch sử phát triển của nhiều đô thị châu Âu và châu Á. Sau nhiều biến động của thời cuộc, nhiều mạng lưới xe điện đã bị ngừng vào giữa thế kỷ trước, và nhiều mạng lưới cũ được chỉnh trang và nâng cấp đáng kể nhằm phục vụ du lịch và bảo tồn bản sắc đô thị. Hiện nay xe điện và đường sắt nhẹ vẫn tiếp tục được phát triển và ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều đô thị văn minh trên thế giới.
Tính đến tháng 10 năm 2015, tàu điện mặt đất đang hoạt động ở 388 thành phố, 206 trong số đó là ở châu Âu.
Từ thời Pháp thuộc đã có tàu điện ở Hà Nội, nhưng nay đã bị phá bỏ. Người dân vẫn quen gọi leng keng tiếng tàu điện
Mỗi đoàn tàu có 2 hoặc 3 toa, ở toa đầu có chia ra 2 hạng vé: hạng nhất, hạng nhì. Hạng nhất có ghế đệm, ngồi ngang nhìn thẳng; hạng nhì ngồi dọc ghế cứng... Cách đây hơn 1 thế kỷ, tàu điện được xây dựng ở Hà Nội. Lịch sử tàu điện Hà Nội như sau: Tháng 5/1890, Công ty Điện địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” thuộc vào Công ty này (tên Pháp là Usine de la Société des tramways électriques de L’ Indochine). Nhà máy đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”.
Ngày 13 tháng 9 năm 1900, tàu chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê. Chợ Đồng Xuân đông hẳn lên và suốt ngày nhộn nhịp. “Nhà tàu” hái ra tiền, thu bộn lợi.
Do vậy sang năm 1901 có thêm đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp, khánh thành ngày 10/11/1901. Lúc đó đường tàu chạy dọc Hàng Bông sang Cửa Nam, theo đường Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) rẽ sang trước mặt Văn Miếu rồi ra đường Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng).
2 năm sau, người ta bỏ đoạn Cửa Nam – Sinh Từ - Văn Miếu mà cho tàu chạy theo phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) tới lưng Văn Miếu thì rẽ sang Hàng Bột (phố Tôn Đức Thắng ngày nay).
Năm 1906, tuyến đường xe điện Bờ Hồ - Chợ Mơ được xây dựng và khánh thành ngày 18/12/1906. Ít năm sau, kéo dài đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê lên tận Chợ Bưởi.
Năm 1915 đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp được kéo vào thị xã Hà Đông nhưng phải dừng ở bên này Cầu Đơ vì cây cầu này yếu, không chịu được tải trọng của tàu.
Trong năm 1929 đó có thêm được tuyến Yên Phụ - ngã Tư Đồng Lầm (nay là ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn) để rồi mãi tới tháng 5 năm 1943 mới nối xuống trước cửa nhà thương Vọng (nay là bệnh viện Bạch Mai).
Như vậy là tới năm 1929, từ ga Trung tâm Bờ Hồ (Ga Tàu điện Bờ Hồ nay là ngôi nhà “Hàm cá mập”) toả ra 6 ngã: lên Yên Phụ, lên chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ và Vọng, tức cũng là toả ra 6 cửa ô nối nông thôn với nội thành…
Thời Pháp thuộc mỗi đoàn tàu có hai hoặc ba toa, ở toa đầu có chia ra hai hạng vé: hạng nhất, hạng nhì. Hạng nhất có ghế đệm, ngồi ngang nhìn thẳng; hạng nhì ngồi dọc ghế cứng. Hàng hoá chất ở dưới ghế, thúng mủng quang gánh móc ở bên ngoài toa cuối. Mạng lưới đường xe điện cũ vào khoảng 30 km và bao gồm 5 tuyến đường và Bờ Hồ chính là trạm trung tâm. Trong những thập niên đầu của thế kỉ XX tàu điện gần như là một trong những biểu tượng của Hà Nội xưa và cũng là phương tiện giao thông chính của khu vực Hà Nội./.