Công An Nhân Dân Việt Nam Ra Đời Vào
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng Cảnh sát (Công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.[1] Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc".
Xe mô tô đặc chủng phân khối lớn
Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Honda và Yamaha như: Honda CB-250, Honda CBX-250, Honda CB-300F, Honda CBX-750, Yamaha FJR-1300P,...
Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Toyota, Ford, Mitsubishi, Lexus,...
Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá.
Theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20-11-2018.
Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực từ 1-7-2019. Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2019.
Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh nhân dân Lương Tam Quang.
Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng.
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
- Cấp tướng: tương tự cấp Đại tá.
Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.[1]
Bài chi tiết: Bộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)
Từ năm 1975 đến 1998, Bộ Công an hợp nhất với Bộ Nội vụ. Chức vụ Bộ trưởng cũng được đổi thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Từ năm 1998, Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an, dùng lại chức danh cũ Bộ trưởng Bộ Công an. Trong bảng dưới đây thống nhất trình bày dưới tên gọi chức danh thuộc Bộ Công an.
QĐND Online – Phần giới thiệu những hình ảnh về sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975) đang được trưng bày trong triển lãm “Những mốc son lịch sử-thành tích vẻ vang”, do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức tại Bảo tàng Phòng không-Không quân đã để lại ấn tượng sâu sắc với người xem.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng giữa Tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (tỉnh Cao Bằng) gồm 34 chiến sĩ.
Ngay từ đầu thành lập, với “gậy tầm vông, súng kíp, súng trường…” Đội đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nên chiến công Phay Khắt, Nà Ngần; cùng toàn dân tiến hành thành công cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa-Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngày 7-10-1947, Pháp huy động hơn 12 nghìn quân mở cuộc tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Quân đội đã cùng với nhân dân liên tiếp phản công làm nên chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. Chiến thắng đã khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và nghệ thuật quân sự, tạo lập thế trận toàn dân đánh giặc rộng khắp, vững chắc ngay từ đầu và đã được Đảng ta vận dụng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Những hình ảnh tại triển lãm này đã giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về sự ra đời và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trang phục CAND từ ngày 6/6/2016
Màu sắc trang phục về cơ bản giữ nguyên song chất lượng vải tốt hơn, màu hơi đậm hơn.
Kiểu dáng thống nhất với nam giới là áo cổ đứng, sơ mi.
Điểm mới trong trang phục nữ là màu sắc của cầu vai, cổ bẻ cứng chữ "K" (tương tự trang phục cũ). Trước đây cổ áo cả nữ và nam có cành tùng nay thay bằng hình công an hiệu.
Trên quân phục mới, bảng tên có hình chữ nhật, nền màu xanh lam với chữ, số, đường viền màu vàng. Trên bảng tên, nếu là cán bộ giữ chức vụ có 3 dòng gồm: họ tên, chức vụ, số hiệu. Cán bộ không giữ chức vụ ghi họ tên, số hiệu. Với học viên, số hiệu in trực tiếp vào ngực phải áo; chữ, số, đường viền màu vàng sẫm.
Riêng lực lượng cảnh sát cơ động, phần cầu vai có sự khác biệt ở màu sắc vạch. Theo trung úy Đinh Hải Yến: "Vạch xanh để phân biệt giữa đội làm chuyên môn về kỹ thuật như hậu cần, tuyên truyền, kế toán với các đội làm nghiệp vụ".
Theo kế hoạch, trang phục của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang được cải tiến, ít nhất 3 tháng nữa mới hoàn thiện và cấp phát.
Trang phục thu đông đã triển khai vào ngày 1/11/2016.
Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết.
Thông thường, các loại xe hai bánh phân khối lớn được sử dụng bởi cảnh sát giao thông, cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự cơ động.