Cơ cấu hệ thống giáo dục của một nước biểu thị các tầng bậc của hệ thống giáo dục và các quy định về trình độ văn bằng liên quan. Thông lệ quốc tế về mô tả các cấp trình độ trong hệ thống giáo dục được thể hiện trong Bảng phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (International Standard Classification of Education - ISCED) của Viện Thống kê UNESCO (UNESCO Institute of Statistics) phiên bản 2011 [1]. Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyết định 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quy định mới[2] về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam

Hệ thống Giáo dục Việt Nam có mấy cấp?

Cơ cấu hệ thống giáo dục của một nước biểu thị các tầng bậc của hệ thống giáo dục và các quy định về trình độ văn bằng liên quan. Thông lệ quốc tế về mô tả các cấp trình độ trong hệ thống giáo dục được thể hiện trong Bảng phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (International Standard Classification of Education – ISCED) của Viện Thống kê của UNESCO (UNESCO InttiIInnstitute of Statistics) phiên bản 2011.

Văn bản quy phạm pháp luật quy định về Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam:

Quyết định số 1981/QĐ-TTg và Quyết định số 1982/QĐ-TTg vào tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quy định mới về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia.

Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam

Theo quyết định 1981/QĐ-TTg cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả như ở sơ đồ kèm theo quyết định đó. Theo sơ đồ, có thể thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 cấp, từ giáo dục Mầm non đến tầng đào tạo Tiến sĩ. Từ giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng: trung học phổ thông bình thường và trung cấp, đại học theo hướng nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, cao đẳng là một con đường đi lên cho học sinh tốt nghiệp THPT hay trung cấp. Bên ngoài giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên xuyên được thực hiện ở mọi cấp học từ tiểu học trở lên. Cụ thể sơ đồ hệ thống giáo dục của Việt Nam:

Một số vấn đề liên quan đến khung cơ cấu hệ thống và khung trình độ quốc gia

Song song với quyết định 1981/QĐ-TTg, quyết định 1982/QĐ-TTg mô tả khung trình độ quốc gia. Văn bản quy định 8 bậc trình độ quốc gia: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu được quy định cho từng bậc đào tạo. Người học hoàn thành chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với từng bậc học thì được cấp "chứng chỉ" đối với 3 bậc đầu tiên, và "bằng tốt nghiệp" đối với bậc 4, các "bằng cao đẳng", "bằng đại học", "bằng thạc sĩ", "bằng tiến sĩ" tương ứng đối với 4 bậc cuối. Đơn vị khối lượng học tập được tính bằng tín chỉ. Văn bản không nêu định nghĩa đơn vị tín chỉ, nhưng nếu giả thiết "tín chỉ" được định nghĩa như ở "Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ" ở Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 thì "Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp" và "Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân". Định nghĩa tín chỉ này tương tự như định mức tín chỉ theo học kỳ 15 tuần (semester) của Mỹ [3]. Theo định mức này, một năm học tương đương 30 tín chỉ, do đó khối lượng học tập bậc đại học được quy định 120 tín chỉ là tương đương với 4 năm học.

Theo một số chuyên gia về giáo dục, cơ cấu hệ thống mới cần thể hiện được yêu cầu "liên thông" giữa hai luồng giáo dục học thuật và giáo dục nghề nghiệp, chẳng hạn tầng 5 nên là "trung học phổ thông" và "trung học nghề" chứ không phải là "trung cấp", vì chương trình "trung cấp" chỉ lưu ý đến độ tay nghề, không lưu ý về học vấn, do đó người học tốt nghiệp bậc học này không đủ trình độ học vấn để chuyển lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Ngoài ra, luồng giáo dục nghề nghiệp nếu thiết kế lên đến tận bậc trên cùng (tiến sĩ) sẽ tốt hơn, vì có thể sắp xếp ở bậc này các bằng cấp theo hướng thực hành cao nhất (chẳng hạn bằng Chuyên khoa 2 trong đào tạo y học).[1].

Theo Quyết định, "Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân" gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;

Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quyết định nêu rõ tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo.

Giáo dục mầm non: Gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo. Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi; giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

Giáo dục phổ thông: Gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp).

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở. Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở. Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp: Gồm các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở; các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp; cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.

Giáo dục đại học: Giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.

Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.

Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.

Các chương trình đào tạo phải bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung); người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.

Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.

Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người, ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có thể học tập, nâng cao kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hội học tập.

Người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu, có đủ năng lực và đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học theo các quy định tại quyết định này.

[CPP] Bài viết này sẽ tìm hiểu về Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam. Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay có bao nhiêu cấp, mỗi cấp học bao nhiêu năm?… #National_Education_System, #Vietnam_Education_System, #Education_in_Vietnam, #Education_System_in_Vietnam…

Giáo dục Việt Nam là từ để chỉ nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976 đến nay). Nền giáo dục này là một sự tiếp nối của giáo dục thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thừa hưởng một phần di sản của giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981 thì cho áp dụng hệ 12 năm cho toàn quốc. Sau khi thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam giải thể tất cả những cơ sở giáo dục tư thục từng hoạt động ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Giáo dục tư thục chỉ được hoạt động lại vào thời kỳ Đổi mới. *Theo Wiki