Năm 1994, Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk được thành lập. Đây là một trong những ngôi trường chuyên đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên. Sau 25 năm xây dựng và phát triển, trường đã đạt nhiều thành tích nổi trội như: 4 năm liền dẫn đầu khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong kì thi Học sinh giỏi Quốc gia, đứng thứ 4 toàn đoàn Olympic 30 tháng 4 năm 2018, Huân chương lao động hạng Nhì 3 lần,.... Đóng vai trò quan trọng, đào tạo học sinh năng khiếu, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hóa của khu vực Tây Nguyên.

NHÀ THUỐC FPT LONG CHÂU – TP BUÔN MA THUỘT

Công trình Nhà Thuốc FPT Long Châu là cái tên quen thuộc trong danh sách các công trình mà Á Đông đã thực hiện. Với mỗi một nhà thuốc được hoàn thành và đưa vào sử dụng, đều là sự nỗ lực, cố gắng của từng thành viên trong đội ngũ thiết kế – thi công của Á Đông đem lại với chất lượng tốt nhất.

Á Đông đã nỗ lực không ngừng và được ghi nhận bằng sự hợp tác lâu dài cùng FPT với số lượng thiết kế – thi công trọn gói bảng hiệu, nội thất , quầy kệ cho chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu, chúng tôi hoàn toàn tự tin đưa các dự án về đích thành công, đúng tiên độ với độ an toàn, chất lượng đúng như cam kết.

Địa chỉ: Thửa 145, lô LK5 khu đô thị ven sông Lạch Tray, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng

Email: [email protected]

Vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên bản đồ Việt Nam

Buôn Ma Thuột (còn được viết là Ban Mê Thuột, Buôn Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Đây là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và là đô thị miền núi có dân số đông nhất Việt Nam.

Năm 1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Đắk Lắk và chọn Buôn Ma Thuột làm tỉnh lỵ. Từ đó, Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của khu vực. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Buôn Ma Thuột đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.[5]

Không có buôn nào có tên riêng là Buôn Ma Thuột trong cùng thời kỳ khi người Pháp xây dựng đô thị tại đây. Có nhiều luận chứng từ phía người Ê đê bản địa là ông ama Thuôt tên là Y- Druôt theo ghi chép của bà Linh Nga Niê Kdăm ghi lại từ già làng ở huyện C'mgar. Tư liệu Pháp được KTS. Nguyễn Thanh Hà tìm được, có ghi (*: Un très gros village se trouve préciément à 54 kilomètres de là occupé par les Rhadés Kpa sous les orders de Methuot, c’est à 700 mètres plus au Sud-Est de ce dernier, au bord de l’Ea-Tam) rồi tiến đến nơi đây thành lập đô thị, chứng tỏ ông Mê Thuôt có tồn tại nhưng ở Buôn Mê Thuột hay ở ngoài vùng thì không có thông tin đầy đủ. Theo KTS. Phạm Ngọc Cảnh là người đọc và dịch nội dung cơ bản trên 3 tấm bản đồ về Buôn Ma Thuột đồng ý về sự tồn tại này khớp với các từ như sông Mê Kông, trại tù Mé Wall của Pháp ở C'mgar (trại Mê Van), và một cô gái Mé Sao là vợ của chánh sứ Sarbatier theo một bài báo, ông là người Pháp từng quản lí ở Buôn Ma Thuột trong thời kì Pháp Thuộc. Nhưng tên thật của ông Mé Thuột là gì thì chưa có tài liệu nào minh chứng cụ thể, và ông sống ở đâu. Người nổi tiếng trong tờ bản đồ về Buôn Ma Thuột 1918 là Khunjunop tên thật là Y Thu K’Nul. Các thông tin về Mê Thuột vẫn còn trong bế tắc. Để làm rõ nghĩa nên tìm kiếm và giải nghĩa tương đồng của 4 từ Mé Kong - Mé Thuôt - Mé wall - Mé Sao (1 danh từ chỉ người 1 danh từ chỉ dòng sông lớn, 1 danh từ chỉ địa danh trại tù, Mé Thuôt=?) có liên quan nhiều đến vùng hạ Lào, thuộc bản đồ Đàng Trong - Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn. Tập tục của người Rhade thì phụ nữ là người giữ của cải, nhà cửa, rồi đón chồng về ở nhà phụ nữ. Phân biệt Nam và nữ là Y và H trong thời buổi sau cách mạng giải phóng, nhiều khả năng Mé Thuột là một phụ nữ như người vợ Mé Sao của công sứ Sarbatier.

Ama Thuột có tên khai sinh là Y Mun H'Dơk. Y Mun H'Dơk sinh ra và lớn lên ở buôn Ky, nhưng lại được sắp đặt trong cương vị là khoa pin ea (người đứng đầu buôn) của buôn Ako Siêr, bởi vì, Y Mun H'Dơk đã được con gái của tù trưởng Ama Blơi (Y Ngut H'Dơk) mà thanh thế vang khắp vùng khi chưa có người Pháp đặt chân đến, cưới về làm chồng. Dòng họ H'Dơk của chàng ở buôn Ky cũng là chủ bến nước ở đây, nhưng luật tục không cho người con trai quyền thừa kế, nên Y Mun H'Dơk phải tuân theo luật tục của buôn làng và thế là chỉ có những người chị, em gái của chàng được thừa kế quyền đó. Thế nhưng, Y Mun H'Dơk vẫn là người mang trong mình dòng máu của dòng họ H'Dơk, giống như bố vợ và cũng là cậu của mình, khi về làm khoa pin ea cho dòng họ Niê Buôn Kmriêk của buôn Ako Siêr, thanh thế của những người đàn ông dòng họ H'Dơk trở nên lẫy lừng. Hai vợ chồng Y Mun không có con, không có người nối dõi, vì thế, họ đã nhận cháu mình là Y Thuột và H'tế thuộc dòng họ Niê Buôn Kmriêk của buôn Ako Siêr làm con nuôi, và cái tên Ama Y Thuột bắt đầu được dân làng gọi từ đây.

Những năm đầu Buôn Ma Thuột được xây dựng tại khu vực Buôn Kram, cạnh buôn Alê-A, Alê-B, ngày nay là thoải triền đồi khu vực ngõ cua đường Đinh Tiên Hoàng về nhánh suối Ea Tam. Thời kỳ Pháp đô hộ được đặt tên đô thị là Ban Mê Thuot, từ '' Ban'' bao hàm một nghĩa rộng, ví như ''Ban'' là đô thị các buôn, các buôn như khu khu vực nhỏ, ngang phường. Bản đồ thời kỳ 1905-1918-1930, ''Ban'' và ''Buôn'' được phân biệt rõ rệt qua tư liệu bản đồ lịch sử của người Pháp, qua thời Việt Nam Cộng hòa phiên âm thành Ban Mê Thuột, sau 1975 gọi thành Buôn Ma Thuột, nên nhiều người suy diễn là có vị tù trưởng ama Thuột, dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Ngoài ra còn các cách gọi sai khác như Bản Mế Thuột - Bản Mế Thuật, Buôn Ma Thuộc - Buôn Ma Thuật, Ban Mê Thuộc - Ban Mê Thuật, đều là cách gọi sai lệch về thông tin của thành phố.

Từ những năm 2005, 1 số người có thói quen dùng từ BMT để nói về Buôn ma Thuột ! Càng về sau, từ bmt càng trở nên quen thuộc hơn, nói bmt là mọi người hiểu ngay đó là Buôn ma Thuột.

Nguyên xưa, nơi đây là vùng đất cư trú của người Ê Đê, với nhiều nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam, xuôi theo dòng đổ ra sông (Sêrêpôk). Các buôn được điều hành bởi già làng cho mỗi buôn. Những buôn làng được ghi nhận đầu tiên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay gồm có Buôn Kram, Buôn Alê, Buôn Păn Lăn, Buôn Kosier, Buôn Enao, Buôn Akõ Dhông, Buôn Dung.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người Pháp tổ chức nhiều chuyến thám hiểm nhằm mục đích tiếp cận và tìm cách khai phá vùng cao nguyên phía Tây Việt Nam, quan trọng nhất với các chuyến thám hiểm của bác sĩ Alexandre Yersin và của Henri Maitre. Các chuyến thám hiểm đến vùng cao nguyên Darlac được tiếp cận theo hướng sông Mê Kông đi vào sông Sêrêpôk, tới Buôn Đôn. Nhờ các vị vua săn voi ở Buôn Đôn, người Pháp tìm được nhánh suối Eanao - EaTam, nơi các buôn làng người Ê Đê sinh sống với mật độ lớn và gần nhau.

Trước năm 1905, do các thương lái miền xuôi thường xuyên nhũng nhiễu, và bóc lột cạn kiệt vật phẩm của người Thượng dẫn đến người Thượng thường tràn xuống vùng Khánh Hòa ngày nay cướp lương thực. Do vậy người Pháp quyết định thành lập trung tâm hành chính Ban - Mê - Thuôt và tỉnh DarLac ở vùng Tây Nguyên. Dẫn đến việc hình thành một trung tâm hành chính mới với tên gọi Ban Mê Thuột, với lực lượng lao động chính là người Ê Đê bản địa, trong công cuộc khai thác thuộc địa thời kỳ đầu của người Pháp ở Darlac.

Năm 1905, bản đồ quy hoạch đầu tiên về Ban Mê Thuôt được ấn bản. Tư liệu này ngày nay vẫn còn để đối chiếu. Buôn đầu tiên được ghi nhận trong địa bàn thành phố ngày nay là buôn Kram. Cùng thời kỳ này các đồn điền được lập dựa theo sự phân bố dân cư tự nhiên của các dân tộc nơi đây ở trên toàn tỉnh Darlac. Các thầy giáo người Huế, người Bình Định, các công nhân người Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang được thực dân Pháp đưa lên Tây Nguyên để hướng dẫn người Ê Đê các phương thức sản xuất cơ bản, như trồng lúa, trồng cây công - nông nghiệp, khai thác gỗ rừng...

Năm 1918, bản đồ thứ 2 được ấn bản. Xuất hiện ngôi làng An Nam (làng người Trung Kỳ) được bố trí bên cạnh buôn Kram tại Ban Mê Thuôt. Tư liệu hình ảnh ghi nhận đã có các ngôi trường dạy người Ê Đê các phương thức sản xuất mới. Thời kỳ này chữ quốc ngữ phiên âm theo tiếng Ê Đê được thực dân Pháp phổ biến dần trên Darlac, sử thi Đam San được ghi chép lại bởi công sứ Sabatier. Bản đồ 1918 ghi nhận thêm một buôn lớn về phía Tây Nam thành phố ngày nay là buôn Alê A và Alê B.

Năm 1930, ấn bản tờ bản đồ ghi nhận khu phố An Nam, khu phố của người Trung Kỳ riêng biệt, ngày nay là khu trung tâm của thành phố, nơi tọa lạc đình Lạc Giao, chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Và khu phố Tây của người Pháp ở phía Đông thành phố nay là khu vực đường Nguyễn Công Trứ - Đinh Tiên Hoàng - Hùng Vương và khu bảo tàng, khu vực người Êđê cũng được tách riêng biệt không kết hợp vào khu người Trung Kỳ.

Cuối thời kỳ Pháp thuộc, Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, thường xuyên cùng gia đình đến Tây Nguyên nghỉ mát. Tại Ban Mê Thuôt, các công trình được xây dựng gắn với tên tuổi ông như dinh Bảo Đại, Biệt thự hồ Lăk gắn với tên người vợ ông Nam Phương Hoàng Hậu, chùa Sắc Tứ Khải Đoan gắn với Đoan Huy Hoàng Thái Hậu. Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, quân Nhật tiến vào Đông Dương, nắm toàn quyền kiểm soát vùng đồng bằng Đông Dương dù vẫn duy trì bộ máy của thực dân Pháp. Tuy nhiên, do thiếu thốn nhân lực, người Nhật vẫn để vùng núi xa xôi ít dân, trong đó có cả đất Tây Nguyên, bao gồm cả vùng DarLac, cho người Pháp quản lý cho đến tận năm 1945, trước khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Đương.

Sau khi tái kiểm soát được phần lớn Đông Dương, người Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam, đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng. Riêng vùng đất Tây Nguyên, người Pháp đặt riêng thành Hoàng triều Cương thổ mà ở đó Bảo Đại vẫn giữ vị thế của một Hoàng đế trên danh nghĩa.

Với thất bại ở trận Điện Biên Phủ, người Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Genève, 1954, chấm dứt quá trình thuộc địa Đông Dương. Tân thủ tướng Quốc gia Việt Nam là Ngô Đình Diệm, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của người Mỹ, tuyên bố phế truất vị quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa trên phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam, xóa bỏ Hoàng triều Cương thổ và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Cơ cấu hành chính tỉnh Darlac bấy giờ được chia thành các quận, quận Lạc Thiện, quận Phước An, quận Buôn Hồ, quận Ban Mê Thuột, với thị xã là Lạc Giao (樂郊). Thời kỳ này các thị trấn thị tứ bước đầu được đô thị hóa ở Đarlac, các phương tiện cơ giới ở Darlac tăng vọt, không chỉ cơ giới ở phương tiện giao thông, mà các máy móc phục vụ nông nghiệp cũng xuất hiện, các sân bay được xây dựng, riêng Ban Mê Thuột có đến 2 sân bay trong thời kỳ này, một sân bay cho trực thăng gọi là phi trường Lạc Giao, một sân bay cho các máy bay lớn là phi trường Phụng Dực (phi trường này được xây từ các gói viện trợ của Mỹ cho Pháp trong trước năm 1950, nay là sân bay Buôn Ma Thuột) cũng trong thời kỳ này tổng thống Ngô Đình Diệm cũng xuất hiện nhiều ở Ban Mê Thuột, ông ăn tết ở Ban Mê Thuột năm 1957 và đồng thời tổ chức lễ hội kinh tế khi ông ăn tết ở đây.

Tết Mậu Thân năm 1968 đánh dấu các cuộc chiến tranh về cách mạng, quyền lợi, dân chủ trong sản xuất, cho người nông dân- công nhân, Ban Mê Thuột cũng chính thức nằm trong các vùng chiến sự. Cuộc chiến kéo dài đến ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân Giải Phóng Miền Nam chính thức kết thúc cuộc chiến tại Ban Mê Thuột, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng đất nước, đánh bại Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Sau năm 1975, thị xã đổi tên thành Buôn Ma Thuột, gồm 8 phường: Tân An, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất, Tự Do và 16 xã: Buôn Trấp, Cư ÊBur, Cư Jút, Cư Suê, Ea Bông, Ea Kao, Ea Nuôl, Ea Tam, Ea Tiêu, Ea Tu, Hòa Đông, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.

Năm 1977, UBND tỉnh ban hành các quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính một số phường, xã như sau:

Ngày 23 tháng 10 năm 1978, thành lập xã Cuôr Knia tại vùng kinh tế mới Cuôr Knia.[6]

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 75-HĐBT[7]. Theo đó, tách 5 xã: Buôn Trấp, Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền, Ea Tiêu để thành lập huyện Krông Ana.

Ngày 26 tháng 1 năm 1989, chia xã Cư Jút thành 3 xã: Nam Dong, Ea Pô và Ea T'Ling.

Ngày 14 tháng 9 năm 1989, chia xã Ea T'Ling thành 3 xã: Ea T'Ling, Tâm Thắng và Trúc Sơn.

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 227-HĐBT[8]. Theo đó, tách 5 xã: Ea T’Ling, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong thuộc thị xã Buôn Ma Thuột (gồm 36.400 ha diện tích tự nhiên và 18.379 người) và 35.100 ha diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất lâm nghiệp) của xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil để thành lập huyện Cư Jút.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Buôn Ma Thuột còn lại 7 phường: Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất, Tự An và 12 xã: Cư Êbur, Cuôr Knia, Ea Kao, Ea Nuôl, Ea Tam, Ea Tu, Hòa Đông, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Ea Bar trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các xã Cuôr Knia và Cư ÊBur.

Cuối năm 1994, thị xã Buôn Ma Thuột có 7 phường: Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất, Tự An và 13 xã: Cư Êbur, Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Kao, Ea Nuôl, Ea Tam, Ea Tu, Hòa Đông, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.

Ngày 21 tháng 1 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 08/CP[1]. Theo đó:

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 71-CP[9]. Theo đó:

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông[10], thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ) của tỉnh Đăk Lăk, bao gồm 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 5 xã: Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Thắng, Hòa Thuận.

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 04/2004/NĐ-CP[11]. Theo đó, sáp nhập 3 xã: Hòa Phú, Hòa Khánh và Hòa Xuân thuộc huyện Cư Jút (sau khi chuyển huyện Cư Jút về tỉnh Đắk Nông mới thành lập) trở lại thành phố Buôn Ma Thuột.

Thành phố Buôn Ma Thuột có 13 phường và 8 xã trực thuộc như hiện nay.

Ngày 28 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại II.[12]

Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 228/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I.[2]

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[13] Theo đó:

Thành phố Buôn Ma Thuột có 11 phường và 8 xã như hiện nay.

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao trung bình 500 m, cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 647 km, có vị trí địa lý:

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích 377,18 km², dân số năm 2019 là 375.590 người[3], mật độ dân số đạt 996 người/km².

Thành phố Buôn Ma Thuột có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thành Công, Thành Nhất, Tự An và 8 xã: Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân.

Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA,... nhưng do vùng đất đất đỏ bazan này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê".

Buôn Ma Thuột đạt chuẩn một thị xã từ năm 1960 và công bố trên tư liệu bản đồ của lính Mĩ, hơn ba chục con đường nhựa tại khu Ngã 6 trung tâm được ghi chụp lại không ảnh trong những năm 1969.

Chợ được xếp loại chợ trung ương trong thời Việt Nam Cộng hòa, công nghiệp chưa có, ngành nông nghiệp với các cây công nghiệp, như cao su, cà phê đã phát triển rực rỡ và xuất khẩu đi các thị trường quốc tế từ những năm 1932.

Nay Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tương đối tốt trong một thời gian ngắn.[15]

Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11/2009).[16]

Trên địa bàn thành phố có nhiều hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại lớn đến từ nhiều nơi khác nhau như Vincom, MM Mega, Go,Nguyễn Kim, Coopmart... đáp ứng như cầu mua sắm của người dân.

Hiện nay thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Bắc Tân Lợi nằm trên địa bàn phường Tân Lợi.